1) Đi tìm lẽ sống của Viktor Emil Frankl
Luôn luôn có tự do bên trong mỗi người. Mọi điều xảy ra bên ngoài không thể lấy đi hoặc hoặc làm ảnh hưởng đến sự tự do đó.
Link sách ebook (epub) tại đây.
Link sách nói (youtube) tại đây.
Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả.
Link sách nói (youtube) tại đây.
Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả.
2) Tự truyện Benjamin Franklin
Một cuốn sách tiêu biểu về sự tự rèn luyện bản thân. Franklin đã đấu tranh với bản thân từng ngày một để tự đánh giá, cải thiện bản thân trên nhật ký của mình. Một cuốn tự truyện hay và đáng đọc về cuộc đời của một người không ngừng cải thiện bản thân.
Link sách ebook (epub) tại đây.
Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả.
3) Loan - Từ Cuộc Đời Của Một Con Chim Phượng Hoàng của Isabelle Müller
Câu chuyện về Cuộc đời của người phụ nữ tên Loan, mẹ của tác giả. Bà đã sống qua thời kỳ chiến tranh nhiều biến động ở Việt Nam, có nhiều con, sang Pháp, An giê ri... Ở đâu bà cũng gặp nhiều thử thách lớn nhưng đều vượt qua và sống kiêu hãnh như chim phượng hoàng.
Sách in trên tiki.
4) Hồi ức của một Geisha (tác giả Arthur Golden, Văn Hòa (Translator)
Nhân vật chính trong câu chuyện là cô bé Chiyo, mới 9 tuổi đã bị bán vào kỹ viện. Tuổi thơ cực khổ, tủi nhục của cô là một quá trình vươn lên đầy nghị lực để trở thành nàng geisha tài danh nổi tiếng. Một nàng geisha làm say đắm bao quý ông quyền lực, giàu sang song cũng là người cô đơn và đau khổ với tình yêu đơn phương ngoài tầm với, một tình yêu bị ngăn cấm bởi thân phận “geisha”.
Link sách ebook (epub) tại đây.
Link sách nói (youtube) tại đây.
Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả.
5) Suối nguồn của Ayn Rand
Suối nguồn (The Fountainhead) tiểu thuyết của Ayn Rand, tác giả có ảnh hưởng lớn nhất đến độc giả Mỹ trong thế kỷ 20. - Tác phẩm đã bán được 6 triệu bản trong hơn 60 năm qua kể từ khi xuất bản lần đầu (năm 1943). - Được dịch ra nhiều thứ tiếng và vẫn liên tục được tái bản hàng năm. - Một tiểu thuyết kinh điển cần đọc nay đã có mặt tại Việt Nam với bản dịch tiếng Việt.
Link sách ebook (epub) tại đây.
Link sách nói (youtube) tại đây.
Nếu có điều kiện, các bạn hãy mua sách gốc để ủng hộ tác giả.
6) 24 Giờ trong đời một người đàn bà - Stefan Zweig
Về mặt nghệ thuật, điều trước tiên là tài kết cấu truyện của Stefan Zweig thật điêu luyện, bất cứ truyện nào của ông cũng có một sức lôi cuốn lạ lùng. Người đọc hồi hộp theo dõi sự phát triển tình tiết một cách căng thẳng; kịch tính trong số phận của các nhân vật mỗi lúc một tăng, cho đến khi câu chuyện kết thúc một cách bất ngờ mà vẫn hợp lý. Nhưng sức hấp dẫn đó không phải là do đề tài mới lạ, tình huống dị kỳ, mẫu người hiếm có. Trái lại, đề tài phần nhiều khá quen thuộc, cốt truyện chẳng mấy ly kỳ. Vậy thì sức hấp dẫn đó là do đâu?
Trước hết là vì trong cái bình thường hàng ngày, Stefan Zweig biết phát hiện ra những xung đột ngấm ngầm đầy kịch tính.
Các truyện của Stefan Zweig triển khai không dựa vào các biến cố, mà chủ yếu là theo sự diễn biến tâm lý, những giao động nội tâm, sự bùng nổ của dục vọng.
Stefan Zweig là bậc thầy về nghệ thuật phân tích tâm lý của nhân vật. Ông nhìn thấy và đã phơi bày ra những sợi dây tâm lý tinh vi nhất trong tâm hồn các nhân vật và cho ta thấy sự đan kết phức tạp giữa những tình cảm trái ngược diễn ra cùng một lúc trong một con người.
7) Anna Karenina của Leo Tolstoy
Được nhiều người coi là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất thế giới, Anna Karenina cung cấp một bức tranh toàn cảnh rộng lớn về cuộc sống đương đại ở Nga và nhân loại nói chung. Trong đó Tolstoy sử dụng cái nhìn sâu sắc tưởng tượng mãnh liệt của mình để tạo ra một số nhân vật đáng nhớ nhất trong tất cả các tài liệu. Anna là một người phụ nữ sành điệu, từ bỏ sự tồn tại trống rỗng của mình với tư cách là vợ của Karenin và quay sang bá tước Vronsky để thực hiện bản chất đam mê của mình - với những hậu quả bi thảm. Levin là một sự phản ánh của chính Tolstoy, thường thể hiện quan điểm và niềm tin của chính tác giả.
Trong suốt, Tolstoy chỉ ra đạo đức, chỉ mời chúng ta không phán xét mà để xem.
8) Định lý cuối cùng của Fermat của Simon Singh
Nội dung sách vô cùng cuốn hút, hấp dẫn nói về cuộc hành trình đi tìm lời giải cho định lý fermat của nhiều thế hệ các nhà toán học.
“xn + yn = zn, trong đó n = 3, 4, 5… vô nghiệm
Tôi đã có một chứng minh thực sự tuyệt vời cho mệnh đề này, nhưng do lề quá hẹp không thể viết hết ra được.”
Với những dòng viết tay đó, nhà toán học người Pháp ở thế kỷ XVII Pierre de Fermat đã chính thức buông lời thách đấu đối với những thế hệ sau ông. Thoạt nhìn thì cái được gọi là Định lý cuối cùng của Fermat có vẻ khá đơn giản; thế nhưng việc chứng minh nó đã trở thành Chiếc Chén Thánh của toán học, làm khổ sở những bộ óc thông minh nhất trong suốt hơn 350 năm. Trong cuốn sách Định lý cuối cùng của Fermat, Simon Singh đã kể lại câu chuyện cực kỳ hấp dẫn của hành trình đi tìm chén thánh, về những cuộc đời đã hiến trọn cho nó, hy sinh vì nó, cũng như được cứu vớt nhờ nó. Đây đúng là một câu chuyện làm mê đắm lòng người sẽ thay đổi hoàn toàn quan niệm của bạn về toán học.