Đắc nhân tâm (How to Win
Friends and Influence People) được viết bởi tác giả Dale Carnegie là
cuốn bán chạy nhất đầu tiên thuộc thể loại self-help, xuất bản lần đầu
vào năm 1936, 15 triệu bản copy đã được bán trên toàn thế giới. Thông
điệp mà tác giả gửi tới cho chúng ta rất dể hiểu, có thể được tóm tắt
cuốn sách trong một câu như sau “hãy đối xử với người khác theo cách mà
bạn muốn mọi người đồi xử với mình”
Nghệ Thuật Ứng Xử Căn Bản
1, Không nói xấu ai và nói tất cả cái tốt mà bạn biết của tất cả mọi người.
Con người sẽ phản ứng rất tồi tệ nếu bạn nói điều gì đó không tốt về họ, cho nên đừng bao giờ nói về cái xấu của người khác, không nói trước mặt cũng không nói sau lưng, đặc biệt là không bao giờ nói xấu sau lưng!.
2, Hãy nói “cảm ơn”. Hãy nói “cảm ơn” một cách chân thành để thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao của bạn đối với người khác.
3, Hãy nói về những thứ người khác muốn và làm cho họ thỏa nguyện được điều đó. Ví dụ: Bán cho khách hàng một cuốn sách thì nói sau khi đọc nó sẽ được gì chứ không nói sau khi bán được cuốn sách này tôi sẽ lời được 10$.
Cách Tạo Thiện Cảm
1, Thành thật quan tâm đến người khác.
Hãy quan tâm đến người khác một cách chân thành, thể hiện rằng mình thích họ, nhớ những thứ quan trọng về họ.
2, Hãy mỉn cười.
Một nụ cười niềm nở tự đáy lòng có thể thay cho lời nói: “Tôi thật sự quý mến bạn!” hay “tôi thực sự rất vui khi gặp bạn vì bạn làm tôi hạnh phúc”.
3, Nhớ tên những người mình gặp.
Nhớ tên ngừoi mình gặp và sử dụng nó khi nói chuyện, tên của một người là lời nói ngọt ngào nhất mà họ muốn nghe.
4, Hãy là một người biết lắng nghe.
Muốn có tài ăn nói thì phải biết lắng nghe, muốn người khác quan tâm đến bạn hãy quan tâm đến họ trước, hỏi những câu hỏi họ thích trả lời, khuyến khích họ nói về chính họ và thành tích của họ.
5, Tìm hiểu về những thứ người khác thích và khi nói chuyện hãy nói về cái đó.
6, Làm cho người khác cảm thấy họ là người quan trọng.
Ham muốn được tỏ ra mình là người quan trọng cũng mạnh mẽ như ham muốn uống nước, hít thở không khí. Hãy tìm hiểu những cái đặc biệt của họ, thật lòng đánh giá cao về cái đó và họ sẽ lắng nghe bạn hàng tiếng đồng hồ.
Hướng Người Khác Theo Hướng Suy Nghĩ Của Bạn
1, Đừng tranh cải (cách tránh tranh cãi hay nhất là đừng để nó xẩy ra).
Kết quả của một cuộc tranh cãi là cả hai đều thua, khi thấy đối phương nổi cáu thì hãy kết thúc bằng một câu nói vui.
2, Đừng bao giờ nói “anh/chị sai rồi”.
Rất khó để một người tự nhận ra rằng mình đã sai và còn khó hơn nữa nếu như họ phải thừa nhận điều đó với người khác.
3, Nếu bạn biết mình đã sai, hãy thừa nhận điều đó.
Hãy luôn sẳn sàng thừa nhận rằng mình đã sai, hãy nghĩ liệu mình có sai không ngay cả khi bạn nghĩ là bạn không sai gì cả.
4,Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện.
Trong cơn tức giận mà ta có thể tút mọi bực tức vào người gây ra thì chắc là ta sẽ hả hê rất nhiều, nhưng còn đối phương thì sao? Đối xử nhẹ nhàng đối với mọi người là cách tốt nhất để bạn nhận được sự đồng cảm, tình yêu thương của họ.
5, Hỏi những câu hỏi khiến người khác nói “vâng” hoặc “đúng vậy” ngay lập tức.
Hỏi những câu hỏi mà người đối diện buộc phải tán thành, dẫn dắt họ đi từ thừa nhận này đến thừa nhận khác, cho đến khi họ “tự nguyện đồng ý” theo ý kiến mà có thể họ sẽ bác bỏ kịch liệt nếu nói ra thẳng.
6, Hãy để người khác nói nhiều hơn, để họ thấy họ có tài hơn mình.
Lắng nghe và đừng ngắt lời, muốn có kẻ thù thì hãy tự đề cao mình, còn muốn có bạn thì hãy đặt mình thấp hơn.
7, Để người khác thấy rằng ý tưởng là của họ.
Mọi người thường làm theo ý mình chứ không ai muốn hành động theo sai bảo của người khác, khi đưa ra lời gợi ý làm việc gì hay ý tưởng gì, hãy làm cho họ thấy ý tưởng là của chính họ.
8, Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
Đừng lên cái cái sai của người khác, thay vào đó ta có thể tìm cách hiểu họ. Tự nhủ lòng mình “Mình sẽ cảm thấy như thế nào, sẽ phản ứng như thế nào nếu ở vào hoàn cảnh của người ấy”. Chỉ những người phi thường, khôn ngoan, bao dung mới có thể đi theo cách này.
9, ¾ còn người thèm khát sự đồng cảm.
Hãy cho họ sự đồng cảm và họ sẽ yêu mến bạn, hãy nói câu “nếu trong hoàn cảnh đó tôi cũng làm như vậy” khi cần thiết.
10, Khơi gợi sự cao thượng.
Nếu bạn chỉ luôn chú ý vào mặt xấu của một ai đó, điều đó sẽ làm cho người anh ta ngày càng tồi tệ hơn, và nếu bạn khuyến khích anh ta vươn tới những điều tốt, anh ta nhất định sẽ làm được.
11, Trình bày vấn đề một cách sinh động.
Một ý kiến được diễn tả sinh động sẽ dễ thu hút sự chú ý, và làm người nghe cảm nhận được trí truệ tinh tế của người nói.
12, Khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách.
Mọi người đều muốn có cơ hội để thử sức, thể hiện, cơ hội để chứng minh giá trị thực của mình, hãy cho họ những cơ hội đó.
Làm chủ cuộc nói chuyện
1, Khen ngợi trước khi phê bình.
khen ngợi trước khi góp ý cũng giống như tiêm thuốc tê trước khi nhổ răng, nó giúp bệnh nhân khỏi đau đơn khi nhổ răng, mọi người đều phải nhớ điều này.
2, Góp ý sai lầm của người khác một cách gián tiếp. Con người ai cũng có sự kiêu hảnh tự nhiên, nói thẳng sai lầm của người khác la đang động đến sự kiêu hảnh đó.
3, Nhìn nhận sai lầm của bản thân trước khi phê bình người khác.
4, Gợi ý, thay vì ra lệnh.
Đừng nói “Hãy làm thế này” mà hãy nói “Có lẽ chúng ta làm theo cách này sẽ tốt hơn”,
cố gắng đừng làm người khác bị tổn thương, dù chỉ là một câu nói đùa.
5, Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ, dù là nhỏ nhất ở người khác.
6, Tìm nhìn thấy những cái tốt của người khác mà không ai nhìn thấy và nói với họ.
7, Khuyến khích, mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm.
8, Tôn vinh người khác, làm cho họ vui vẻ thực hiện đề nghị của bạn.
Gợi ý một điều gì đó khéo léo để người khác thực hiện là cả một nghệ thuật. Nếu chúng ta kiên trì rèn luyện và có sự quan tâm chân thành đền người khác, chúng ta sẽ làm được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét