Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Sống tối giản không có nghĩa là sẽ làm ít đi (về cuốn Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản của Greg McKeown )


Nếu tìm kiếm về Danshari, lối sống tối giản bắt nguồn từ người Nhật, bạn sẽ thấy những căn hộ thường chỉ có một cái ghế, bàn bếp trống không với số bát đĩa ít ỏi, một vài bộ quần áo đủ dùng,…, tóm lại là rất ít đồ đạc và chúng phải thực sự cần thiết. Mục đích của lối sống đang được ưa chuộng này chính là giải phóng con người khỏi những ám ảnh về vật chất. Vậy tại sao Danshari lại trở nên phổ biến đến vậy và giúp những người theo đuổi nó có một cuộc sống hạnh phúc hơn?
Trong cuốn sách “Nghệ thuật theo đuổi sự tối giản”, tác giả Greg McKeown đã trình bày một hệ thống từ tư duy đến hành động của người theo chủ nghĩa tối giản. Danshari là một biểu hiện của chủ nghĩa này, nhưng cuốn sách sẽ đem lại cho bạn nhiều hơn thế nữa về sự tối giản, đó là sự tối giản trong tư duy, trong lựa chọn, ra quyết định và tối giản thế nào để thành công và hạnh phúc.
Tại sao lại cần tối giản?
“Bạn đã bao giờ cảm thấy quá tải? Bạn đã bao giờ cảm thấy mình tuy làm việc hết sức nhưng không được trọng dụng? Bạn đã bao giờ thấy mình chỉ tập trung vào các việc nhỏ nhặt? Bạn đã bao giờ cảm thấy mình luôn bận rộn nhưng lại không đạt được hiệu quả? Giống như việc bạn luôn di chuyển nhưng chẳng đi được đến đâu cả?”
Greg kể rất nhiều câu chuyện về những người nói “Có” với các câu hỏi trên, từ những nhân viên bình thường đến nhà lãnh đạo của các công ty lớn, đặc biệt là lớp người thứ hai. Họ là nô lệ của chiếc điện thoại, tài liệu chồng chất, những cuộc họp vô nghĩa hàng tuần, những cuộc hẹn mà họ biết rằng không đem lại điều gì,… Tóm lại, điểm chung của họ là không ngừng cố gắng, làm việc nhiều hơn, nhiều hơn nữa nhưng kết quả thì vẫn không thể tiến thêm bước nào. Điều tồi tệ nhất chính là họ không hề cảm thấy hạnh phúc khi không còn thời gian cho những điều thực sự quan trọng trong cuộc đời và thời gian cho chính bản thân mình.
Trong tiếng Đức, ba từ “Weniger aber besser” có nghĩa là “ít nhưng chất”. Đây cũng chính là phương châm của những người theo chủ nghĩa tối giản, theo đuổi cái “ít hơn nhưng tốt hơn”, nhưng không phải theo đuổi một cách cứng nhắc mà là một cách có kỷ luật. Tối giản, tức là chỉ tập trung vào những điều quan trọng và bỏ bớt những thứ không cần thiết.
Đối lập với chủ nghĩa tối giản chính là chủ nghĩa cầu toàn. Những người theo chủ nghĩa cầu toàn coi tất cả mọi thứ đều quan trọng và có suy nghĩ “mình có thể làm được tất cả”. Thực tế, những người càng trên đà thành công càng dễ đi theo chủ nghĩa cầu toàn , điều mà tác giả gọi là “Nghịch lý của sự thành công”.  Tác giả cũng chỉ ra những yếu tố khiến con người đi theo hướng chủ nghĩa cầu toàn:
Quá nhiều sự lựa chọn: Cuộc sống của chúng ta đứng trước quá nhiều sự lựa chọn, từ việc trưa nay ăn gì đến hôm nay mặc gì. Khi phải lựa chọn quá nhiều, chúng ta dần mất khả năng chọn lọc cái gì là quan trọng và cái gì không, chất lượng của các quyết định ngày càng giảm sút. Các nhà tâm lý học gọi đó là sự mệt mỏi của việc quyết định (decision fatigue). 
Quá nhiều áp lực xã hội: Trong thời đại này, sự tương tác và kết nối giữa các cá nhân trong xã hội giúp loại bỏ các rào cản và giúp con người dễ dàng chia sẻ những ý kiến của họ. Điều này đã vô hình tạo ra sự quá tải về quan điểm và gây áp lực xã hội lên quyết định của mỗi cá nhân.
Suy nghĩ rằng “Mình có thể có tất cả”: Đây là một suy nghĩ rất phổ biến, bằng chứng là mọi người cố gắng học thật nhiều các kĩ năng ở mọi lĩnh vực, các bản mô tả công việc liệt kê một danh sách dài những yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Đây không phải là điều xấu và còn hợp lý trong một số trường hợp, nhưng nếu không cẩn thận, nó sẽ dẫn đến suy nghĩ phải cố gắng làm được tất cả và khiến người ta theo chủ nghĩa cầu toàn.
Tác giả đã tóm gọn lại hành vi của người cầu toàn là “theo đuổi nhiều hơn một cách thiếu nguyên tắc”. Trái lại, người theo chủ nghĩa tối giản giải quyết các vấn đề trên bằng cách chọn lọc các cơ hội một cách khắt khe hơn, dành nhiều thời gian đánh giá và biết điều gì cần được ưu tiên trước khi đưa ra các quyết định. Người theo chủ nghĩa tối giản “theo đuổi ít hơn một cách có nguyên tắc”. Người theo chủ nghĩa cầu toàn phân bố năng lượng có hạn của mình theo nhiều hướng, nhưng mỗi hướng chỉ nhích được 1mm. Người theo chủ nghĩa tối giản, vẫn với năng lượng ấy chứ không hề ít đi, tập trung vào điều họ ưu tiên và tiến bộ hơn rất nhiều.
Quan niệm cốt lõi của một người theo chủ nghĩa tối giản là gì?
“Có ba giả định vô cùng cực đoan mà chúng ta cần phải vượt qua để sống theo cách của một người theo chủ nghĩa tối giản: “Mình phải”, “Nó rất quan trọng” và “Mình có thể làm được cả hai”. Chủ nghĩa tối giản đòi hỏi chúng ta phải thay thế những giả định đó bằng ba hiện thực cốt yếu: “Tôi lựa chọn làm”, “Chỉ có vài thứ thực sự quan trọng” và “Tôi có thể làm bất cứ việc gì nhưng không phải là mọi thứ””.
Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề của người theo chủ nghĩa tối giản. Trong cuốn sách, tác giả chỉ ra ba thực tiễn mà người tối giản đã sử dụng để hình thành nên lối sống của mình, đó là sự lựa chọn, sự phổ biến của các dữ liệu thừa và thực tế của việc thỏa hiệp.
Sự lựa chọn
“Khả năng lựa chọn không thể bị mất đi hoặc cho đi, nhưng nó có thể bị quên lãng”. Bạn cảm thấy khó mà từ chối lời đề nghị của những người họ hàng, bạn đồng ý khi họ nhờ giúp miễn là bạn có khả năng và dần dần, bạn quên mất rằng mình có thể lựa chọn việc từ chối những gì không cần thiết. Sau những quá trình như vậy, bạn chỉ còn chú ý về khả năng thực hiện một điều gì đó và quên đi khả năng lựa chọn của mình.
Nhận thức: Không cần thiết phải làm mọi việc
Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy rằng chăm chỉ là chìa khóa của thành công. Nhưng chăm chỉ như thế nào, liệu có giới hạn nào cho sự chăm chỉ hay chúng ta cứ chăm chỉ cho đến khi kiệt sức? Theo nguyên tắc Paretodo Vilfredo Pareto đưa ra vào những năm 1970, chỉ có 20% nỗ lực của chúng ta sản sinh ra 80% các kết quả. Như vậy, rõ ràng thành quả không đơn giản đến từ sự chăm chỉ mà là sự chăm chỉ đúng cách, có nguyên tắc, có chiến lược.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà hầu hết mọi thứ đều nhỏ nhặt, chỉ có một số ít thứ là quan trọng. Việc phân biệt giữa “nhiều cái nhỏ nhặt” với “một vài điều quan trọng” cần được áp dụng trong quá trình nỗ lực của bạn bởi nếu chỉ cố làm nhiều hơn nhiều hơn nữa, một lúc nào đó chúng ta chỉ dừng lại ở trạng thái bão hòa hoặc thậm chí trì trệ.
Đó là lý do những người tối giản dành nhiều thời gian để tìm hiểu về các cơ hội mà mình có. Họ hiểu có một số cơ hội quan trọng hơn một số cơ hội khác, một số cơ hội mà nếu đặt nỗ lực vào đó sẽ đạt được thành quả tốt hơn rất nhiều so với việc nỗ lực trong tất cả mọi thứ. Tóm lại, người theo chủ nghĩa tối giản tìm hiểu nhiều hơn để có thể làm ít đi và có mức độ đóng góp cao hơn.
Sự thỏa hiệp: Tôi muốn làm việc nào?
Tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn khi phải đưa ra quyết định lựa chọn? Có một thực tế là, khi đón nhận cơ hội nào đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải từ chối một vài cơ hội khác. Đôi khi bạn có thể không từ bỏ cơ hội nào, nhưng bạn không thể thực hiện và làm tốt tất cả vì đến cuối cùng, bạn sẽ mắc kẹt theo kiểu của những người cầu toàn khi không biết điều gì là quan trọng và cần được ưu tiên, mệt mỏi và quá tải.
“Có thể dễ dàng nhận thấy lý do người ta không chấp nhận việc phải đánh đổi. Theo định nghĩa, việc đánh đổi bao gồm hai thứ mà chúng ta muốn. Bạn muốn có nhiều tiền hay nhiều thời gian để nghỉ ngơi? Bạn muốn trả lời cho xong email hay đến buổi họp đúng giờ? Bạn muốn làm nhanh hơn hay tốt hơn? Rõ ràng khi phải đối mặt với việc chọn lựa, chúng ta sẽ muốn đạt được cả hai. Nhưng cho dù cầu toàn đến đâu, chúng ta cũng không thể có được cả hai.”
Người theo chủ nghĩa tối giản coi việc đánh đổi là một điều tất yếu và tích cực trong cuộc sống. Họ thực hiện việc đánh đổi một cách chủ động thông qua việc chọn lựa điều quan trọng và chấp nhận bỏ đi những điều khác. Người theo chủ nghĩa tối giản thực hiện việc đánh đổi một cách nghiêm túc và có chiến lược.
Trở lại với lối sống Danshari, tối giản hóa vật chất xung quanh con người. Để thực hiện theo lối sống này, chúng ta phải lựa chọn thứ gì là thiết yếu, thứ gì không, chấp nhận bỏ đi (rất nhiều) những vật dụng vốn quen thuộc nhưng không cần thiết. Như vậy, những người theo lối sống Danshari là những người có khả năng lựa chọn, biết rằng chỉ có rất ít thứ là quan trọng giữa vô vàn thứ nhỏ nhặt và chấp nhận thực tiễn đánh đổi, từ bỏ những thứ nhỏ nhặt kia. Đó cũng chính là những quan niệm của người theo chủ nghĩa tối giản.
Làm thế nào chúng ta phân biệt được những thứ quan trọng nhất giữa vô vàn những điều nhỏ nhặt?
“Trong phần II, chúng ta sẽ thảo luận về 5 thực tiễn để tìm ra điều gì là cần thiết. Bạn có thể mải mê với sức hút của của chủ nghĩa tối giản mà dễ bỏ qua hoặc chỉ thực hiện lướt qua bước này. Tuy nhiên, đây mới chính là bước tối quan trọng. Để nhận thức được điều gì thực sự là cần thiết, chúng ta cần có không gian để suy nghĩ, thời gian để nhìn nhận và lắng nghe, được phép vui chơi, sự sáng suốt để nghỉ ngơi và nguyên tắc để áp dụng các tiêu chuẩn cao cho sự lựa chọn của chúng ta”.
Trái lại, trong văn hóa cầu toàn, những điều như nghỉ ngơi, vui chơi, không gian tĩnh lặng để suy nghĩ lại bị bỏ qua và bị cho là phí phạm thời gian. Những vấn đề trên là vô cùng quan trọng để chọn ra được điều cần thiết giữa những điều nhỏ nhặt đối với một người theo chủ nghĩa tối giản.
Lối thoát: Những lợi ích của việc không làm việc
Có một nghịch lý là:
“Khi mọi thứ phát triển nhanh chóng và con người càng trở nên bận rộn thì chúng ta càng cần phải dành ra thời gian trong thời gian biểu của mình để suy nghĩ. Và khi mọi thứ càng trở nên ồn ào hơn thì chúng ta càng cần phải có những nơi tĩnh lặng để có thể thực sự tập trung.”
Không làm việc nghe có vẻ như là một điều tiêu cực, nó làm liên tưởng đến sự lười biếng, hưởng thụ mà không đóng góp gì. Nhưng không làm việc thực ra là tạo không gian cho cuộc sống của mình: không gian sáng tạo, không gian để tập trung, không gian để đọc. Việc chủ động tạo ra khoảng trống trong cuộc sống bận rộn giúp con người chuyển từ trạng thái liên tục tiếp nhận và xử lý vấn đề một cách thụ động sang trạng thái chủ động tư duy, suy nghĩ chiến lược và quyết định nên làm gì.
Nhìn: trông thấy điều thực sự cần thiết
Một điều quan trọng của chủ nghĩa tối giản đó là biết quan sát và lắng nghe. Tác giả nhấn mạnh rằng, chúng ta cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh, đi vào thực tế, chọn lọc những điều thú vị và mở to mắt để phát hiện những điều khác thường, giống như một nhà báo:
“Trong tất cả mọi sự việc, điều cơ bản luôn bị ẩn giấu bên trong. Và một nhà báo giỏi biết rằng để tìm được điều đó cần phải tìm hiểu các thông tin và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng… Một nhà báo giỏi nhất không chỉ đơn giản là làm việc truyền đi thông tin; giá trị của họ nằm ở chỗ phát hiện được điều gì là quan trọng với con người”.
Giải trí: Nắm bắt sự thông thái của đứa trẻ bên trong bạn
“Ở trụ sở của Google, bạn có thể va phải một con khủng long lớn bên ngoài phủ đầy những con hồng hạc. Ở hãng Pixar, văn phòng của các họa sĩ có thể được trang trí giống bất kỳ cái gì, từ một quán rượu kiểu miền Tây xưa, hay một chiếc lều gỗ (thứ thu hút tôi nhất khi có dịp đến đó là một văn phòng có hàng ngàn bức tượng nhỏ những nhân vật trong phim Chiến tranh giữa các vì sao được xếp ngay ngắn từ sàn lên trần nhà)”.
Nếu giải trí và vui chơi bị coi là lãng phí thời gian và là kẻ thù của năng suất lao động, điều gì khiến những nơi tập hợp các bộ óc sáng tạo kia lại tạo điều kiện cho việc đó? Hy vọng rằng sẽ không có ai dùng những lập luận của tác giả để biện minh cho sự lười biếng, bởi ngay cả việc giải trí đối với người theo chủ nghĩa tối giản cũng được thực hiện nghiêm túc và có nguyên tắc, họ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giải trí chứ không đơn thuần là vui chơi bừa bãi.
Giấc ngủ: Bảo vệ vốn quý giá
Những người thành công hầu như không ngủ? Nếu bạn cảm thấy quen thuộc với câu nói này, hay đang thực hiện theo nguyên tắc này thì hãy dành thời gian tìm hiểu về giấc ngủ của chúng ta.
Tài sản lớn nhất mà chúng ta có thể cống hiến chính là bản thân chúng ta. Nhưng có những người, đặc biệt là những người tham vọng và thành công, lại đang hủy hoại vốn quý giá này bằng cách coi thường giấc ngủ. Rõ ràng có vô vàn nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thiếu ngủ sẽ làm giảm năng suất lao động và trí tuệ của chúng ta, tại sao vẫn có những người coi việc ngủ là lãng phí thời gian làm việc?
Sự lựa chọn: Sức mạnh của những tiêu chuẩn khắt khe
Có một tiêu chuẩn khắt khe chính là chìa khóa để đưa ra những lựa chọn tối ưu. Tác giả đã gọi đây là Nguyên tắc 90%: Nếu một thứ gì đó chỉ vừa đủ tốt hoặc gần tốt thì câu trả lời nên là “Không”. Hãy nghĩ về tiêu chí quan trọng nhất khi chọn lựa, đánh giá các cơ hội từ 0 đến 100 điểm. Nếu số điểm thấp hơn 90, tức là chỉ gần tốt, hãy coi nó được 0 điểm và từ chối nó.
Điều này có thể khó khăn khi bạn mới bắt đầu (bởi vì nó “khắt khe”), nhưng tác giả đã chỉ ra lợi ích và tính hợp lý của nguyên tắc này. Cũng như các kĩ năng tối giản khác, nó đòi hỏi bạn phải thực hiện một cách có tính toán chứ không phải theo cảm tính.
Hãy làm công việc loại bỏ một cách có nguyên tắc
Sau khi đã xác định được điều gì là không cần thiết, làm thế nào để chúng ta loại bỏ chúng? Quan trọng hơn, bạn sẽ phải học cách làm được điều đó theo cách giúp bạn có được sự tôn trọng từ những người xung quanh.
Làm rõ: Một quyết định dẫn đến hàng ngàn điều khác
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về tầm quan trọng của việc đặt ra một mục đích rõ ràng. Một mục tiêu cụ thể và truyền cảm hứng sẽ tạo động lực cho bạn trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn, nó giúp bạn loại bỏ những hoạt động gần với những gì bạn muốn (nguyên tắc 90%), tập trung năng lượng vào một số ít các hoạt động thực sự quan trọng và tránh bị quá tải.
Dám đương đầu: Sức mạnh của từ “Không” lịch thiệp
Bây giờ bạn đã biết tầm quan trọng của việc tập trung vào những điều quan trọng, nhưng để làm được điều đó thì không phải dễ dàng. Bạn cần có lòng dũng cảm để nói “Không”. Một lời từ chối lịch sự khi cần thiết sẽ giúp bạn nhận được nhiều sự tôn trọng từ mọi người. Phần này của cuốn sách sẽ chỉ cho bạn  những kĩ năng cần thiết để nói lời từ chối.
 
Không ràng buộc: Thắng lợi từ việc cắt lỗ
Con người bị mắc vào những cái bẫy do chính tâm lý của chúng ta tạo ra. Những cái bẫy tâm lý này thực sự rất khó để thoát ra kể cả với những người thông minh nhất. Bạn đã chờ xe buýt quá lâu nhưng vẫn tiếp tục chờ dù bạn có thể chọn một phương tiện khác, bạn cố xem hết một bộ phim dở tệ vì đã phải bỏ tiền ra để mua vé.  Đó chính là “Xu hướng phí tổn”: bạn tiếp tục nỗ lực làm một điều gì đó dù không chắc rằng nó sẽ đem lại kết quả, chỉ bởi vì bạn đã lỡ đầu tư vào đó quá nhiều. Cuốn sách sẽ chỉ ra những vòng lặp luẩn quẩn của tâm lý con người cản trở chúng ta đưa ra những quyết định sáng suốt và cách để thoát khỏi những chiếc bẫy này.
Biên tập: Nghệ thuật vô hình
Việc cắt bỏ những thứ không quan trọng trong cuộc đời bạn cũng giống như công việc của một biên tập viên vậy: dành thời gian và công sức chọn lọc để tạo ra những thước phim, những cuốn sách có giá trị nhất. Điều này thật khó khăn vì đôi khi bạn sẽ không nỡ từ bỏ, như Stephen King đã nói: “Giết chết điều bạn yêu quý, giết chết nó, kể cả khi điều đó làm tan vỡ trái tim ích kỷ đó của bạn.”
Giới hạn: Tự do tạo dựng những giới hạn
Bạn đã từng nghe đến câu nói “Kỷ luật là tự do” phải không? Việc đặt ra các ranh giới đối với người theo chủ nghĩa cầu toàn là một hành động cản trở và yếu đuối, họ cho rằng không có ranh giới gì có thể kìm hãm họ cả, cuối cùng họ lại phải vật lộn trong quá nhiều thứ. Trái lại, người theo chủ nghĩa tối giản cho rằng ranh giới là một quyền hạn. Các giới hạn cho phép họ chủ động loại bỏ những điều phiền toái ảnh hưởng đến chiến lược tập trung vào những thứ quan trọng của họ. Giới hạn cho phép họ được tự do lựa chọn điều gì là cần thiết với bản thân.
“Chúng ta nên giúp đỡ, yêu thương và tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác. Những khi người khác biến vấn đề của họ thành vấn đề của chúng ta, thì không phải là chúng ta giúp họ, mà chúng ta đang để cho họ làm thế”.
Thực hiện số ít những thứ quan trọng
Nếu đã loại bỏ được những vấn đề nhỏ nhặt không quan trọng, chúng ta làm thế nào để thực hiện số ít những thứ quan trọng một cách dễ dàng và hiệu quả?
Trong phần này, tác giả sẽ chỉ cho bạn cách theo đuổi điều mà bạn đã chọn lựa, chuẩn bị kế hoạch, vượt qua những trở ngại và biến tối giản trở thành lối sống của bạn. Tất nhiên, dù điều bạn chọn là gì đi nữa thì khó khăn vẫn sẽ xảy đến, nhưng việc sống có nguyên tắc sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn dễ dàng hơn vì bạn đã biết rõ mục tiêu của mình.
Tóm lại, với cùng một mức độ cố gắng, sẽ có sự khác biệt giữa  kết quả của người sử dụng nó cho quá nhiều thứ không được chọn lọc và người chỉ làm một số thứ nhưng được chọn lọc kĩ càng. Sống tối giản không có nghĩ là bạn sẽ làm ít đi. Sống tối giản tức là bạn chủ động lựa chọn điều gì là quan trọng trong cuộc đời mình và tập trung vào đó, loại bỏ những thứ không hướng tới mục đích cuối cùng của bạn, kiểm soát và tận hưởng cuộc sống của mình.
 
Tác Giả: Khánh Huyền - Bookademy
Nguồn:  ybox



Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Những điều tôi biết chắc (2706)

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi bước ra ngoài chiếc hộp chỉ dành cho gia đình và bạn bè, và làm điều gì đó quan trọng đối với người tôi không biết. Tôi là một phóng viên ở Baltimore và đã kể một câu chuyện về một người mẹ trẻ và những đứa con của bà, những người đã rơi vào thời kỳ khó khăn. Tôi sẽ không bao giờ quên trở về nhà của họ và đưa cả gia đình đến một trung tâm mua sắm để mua áo khoác mùa đông. Họ rất trân trọng nghĩa cử của tôi, và tôi đã học được cảm giác tốt khi làm điều gì đó bất ngờ cho người đang cần đến.

Kể từ thời điểm đó vào cuối những năm 1970, tôi đã được ban phước với khả năng trao tặng những món quà thật sự tuyệt vời — mọi thứ từ những tấm chăn len đến các nền giáo dục đại học. Tôi đã mang về nhà. Ô tô. Các chuyến đi vòng quanh thế giới. Các dịch vụ của một vú em tuyệt vời. Nhưng món quà tốt nhất mà bất cứ ai có thể tặng, tôi tin, là món quà của chính họ.

Tại bữa tiệc trưa sinh nhật lần thứ 50 của tôi, mọi phụ nữ tham dự đều viết một ghi chú chia sẻ tình bạn của chúng tôi dành cho cô ấy. Tất cả các ghi chú được đặt trong một hộp bạc. Cái hộp đó vẫn có một không gian quý giá trên bàn đầu giường của tôi; vào những ngày mà tôi cảm thấy ít vui hơn, tôi sẽ rút ra một ghi chú và để nó nâng tôi lên.

Khoảng một năm sau, tôi tổ chức một ngày cuối tuần của lễ hội để tôn vinh 18 chiếc cầu tráng lệ. Tôi gọi nó là Legends Ball, và sau khi nó kết thúc, tôi đã nhận được những lá thư cảm ơn từ tất cả các “nữ tu” tham dự. Các chữ cái được viết bằng chữ và gắn kết với nhau trong một cuốn sách. Chúng là những tài sản quý giá nhất của tôi. Và họ đã truyền cảm hứng cho tôi gần đây, khi một người bạn trải qua một thời gian khó khăn: Tôi đã gọi cho tất cả bạn bè của cô ấy và yêu cầu họ viết những ghi chú tình yêu của cô ấy, mà tôi đã ép vào một cuốn sách.

Tôi đưa cho người khác, giống như cách mà ai đó đã trao cho tôi.
Và tôi biết chắc chắn rằng đó là những gì chúng tôi đang ở đây để làm: Tiếp tục cho đi.

Theo Oprah Winfrey.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Một chuyến đi


Chuyến đi Hà Giang rất thú vị. Tôi nhớ cảm giác được đi bộ trên đường buổi sáng sau cơn mưa đêm qua. Đường ướt và không khí trong lành và hơi lạnh dù giữa mùa hè. Cả nhóm đi ăn bánh cuốn. Hàng bánh cuốn nằm bên phải con đường. Đoạn giữa khách sạn và cửa hàng điện thoại. Tôi nhớ cửa hàng có bếp lửa được đun bằng củi. Bánh cuốn khá ngon, ăn theo kiểu bánh cuốn Cao Bằng.

Trứng tráng theo kiểu ốp nếp có nguyên lòng trắng. Trứng được gấp làm tư. Bốn người ăn hai đĩa bánh là no bụng. Nhiều cảnh đẹp mà mình chưa chụp được vì không muốn chụp qua điện thoại.

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Tóm tắt sách hay Tư Duy Nhanh Và Chậm



Tư duy nhanh và chậm của Daniel Kahneman, cuốn sách tóm lược hàng thập niên nghiên cứu giúp ông đoạt giải Nobel, giải thích những đóng góp của ông trong tư duy hiện đại của ta về tâm lý và kinh tế học hành vi. Trong nhiều năm, Kahneman và những đồng nghiệp của mình đã có những đóng góp lớn lao cho lối hiểu biết mới về tâm trí con người. Giờ đây, ta đã hiểu sâu sắc hơn về cách con người ra quyết định, tại sao một số lỗi đánh giá lại rất phổ biến và làm sao để cải thiện bản thân tốt hơn.
Ai nên đc cun sách này?
  • Bất cứ ai quan tâm tới cách tâm trí hoạt động, cách con người giải quyết vấn đề, ra phán xét, và những điểm yếu mà tâm trí ta hay mắc phả

  • Bất cứ ai quan tâm tới những đóng góp của người đoạt giải Nobel Daniel Kahneman đến tâm lý và kinh tế học hành vi, và ứng dụng của chúng cho xã hộ

Tác gi cun sách này là ai?
Tiến sĩ Daniel Kahneman đạt giải Nobel Kinh Tế năm 2002. Ông là học giả kì cựu Trường Woodrow Wilson về Công vụ và các vấn đề quốc tế, Giáo sư danh dự về Tâm lý học và công vụ tại Trường Woodrow Wilson, Giáo sư danh dự Eugene Higgins về Tâm lý học tại Đại học Princeton, và học giả của Trung tâm về Lý trí tại Đại học Hebrew ở Jerusalem.

1.Về hai tâm trí: hành vi của chúng ta được điều khiển bởi hai hệ thống khác nhau - một cái tự động và một cái hay suy xét


Hình ảnh có liên quan


Có một vở kịch hấp dẫn diễn ra trong tâm trí chúng ta, một câu chuyện giống trên phim giữa hai nhân vật với nhiều chi tiết lắt léo, kịch tích và mẫu thuẫn. Hai nhân vật bao gồm Hệ thống 1 - bản năng, tự động và cảm tính; và Hệ thống 2 - chín chắn, chậm rãi, và toan tính. Khi đối đầu với nhau, sự tương tác của chúng quyết định cách ta nghĩ, đưa ra phán xét, quyết định và hành động.

Hệ thống 1 là phần bộ não hoạt động theo trực giác và đột ngột, thường không có sự kiểm soát có ý thức. Bạn có thể trải nghiệm hệ thống này hoạt động khi bạn nghe thấy một âm thanh rất lớn và đột ngột. Bạn sẽ làm gì? Có thể bạn ngay lập tức và tự động chuyển hướngchú ý của mình đến nó. Đó là Hệ thống 1.

Hệ thống này là di sản của quá trình tiến hóa hàng triệu năm: những lợi thế sống còn nằm bên trong khả năng ra quyết định và phán đoán nhanh chóng.

Hệ thống 2 là thứ ta ám chỉ khi tưởng tượng phần bộ não chịu trách nhiệm cho quá trình ra quyết định, lập luận và niềm tin của mỗi cá nhân. Nó điều khiển các hoạt động có ý thức của tâm trí như tự kiểm soát, khả năng lựa chọn và chủ ý tập trung.

Ví dụ, tưởng tượng bạn đang tìm kiếm một cô gái giữa đám đông. Tâm trí của bạn sẽ cố tình tập trung vào nhiệm vụ: nó nhớ lại những đặc điểm của người đó hay bất cứ thứ gì giúp xác định tọa độ của cô. Khả năng này giúp loại trừ những sự sao lãng, giúp bạn bỏ qua đối tượng không liên quan. Nếu bạn suy trì sự tập trung có chủ ý này, bạn có thể phát hiện ra cô ấy trong vài phút, trái lại nếu bạn bị phân tâm, bạn sẽ khó có thể tìm thấy cô ấy.
Như bạn sẽ thấy trong phần tiếp, mối liên hệ giữa hai hệ thống này xác định cách hành xử của chúng ta.



2. Hệ thống lười biếng: tính chây ì có thể dẫn đến sai lầm và tác động đến trí tuệ


Hình ảnh có liên quan

Để xem cách hai hệ thống hoạt động ra sao, hãy thử giải bài toán cây gậy-và-quả bóng nổi tiếng sau:
Một cây gậy và quả bóng có giá $1.10. Cây gậy đắt hơn quả bóng $1. Vậy quả bóng có giá bao nhiêu?
Mức giá xuất hiện trong tâm trí bạn, $0.10 là kết quả của hệ thống 1 cảm tính và tự động, và nó đang hoạt động đấy! Hãy dành ra vài giây và thử giải bài toán này xem.
Bạn có nhìn thấy lỗi của mình? Đáp án đúng là $0.05.
Chuyện vừa xảy ra là Hệ thống 1 bốc đồng của bạn chiếm quyền và tự động trả lời bằng cách dựa vào cảm tính. Nhưng nó trả lời quá nhanh.
Thông thường, khi đối mặt với một tình huống chưa rõ ràng, Hệ thống 1 sẽ gọi Hệ thống 2 để giải quyết vấn đề, nhưng trong bài toán cây gậy và quả bóng, Hệ thống 1 đã bị lừa. Nó nhìn vấn đề quá đơn giản, và sai lầm khi tin rằng nó có làm chủ được.
Bài toán cây gậy-và-quả bóng đã bộc lộ bản năng lao động trí óc lười biếng của chúng ta. Khi não hoạt động, ta thường chỉ sử dụng tối thiểu số năng lượng đủ cho công việc đó. Người ta còn gọi đây là quy luật nỗ lực ít nhất. Bởi vì rà soát lại đáp án với Hệ thống 2 sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn, tâm trí sẽ không làm thế khi nó nghĩ chỉ cần dùng Hệ thống 1 là đủ.
Sự lười biếng rất tai hại bởi vì tập luyện Hệ thống 2 là một phần quan trọng trong trí tuệ của con người. Nghiên cứu chỉ ra rằng làm những công việc liên quan đến Hệ thống 2 đòi hỏi tập trung và tự kiểm soát, giúp ta thông minh hơn. Bài toán cây gậy-và-quả bóng minh họa cho điều này, bởi vì tâm trí của chúng ta lẽ ra có thể kiểm tra lại đáp án bằng cách sử dụng Hệ thống 2 và do đó tránh được lỗi phổ biến.
Nếu lười biếng và lười sử dụng Hệ thống 2, tâm trí của ta sẽ tự giới hạn sức mạnh thông minh của nó.


3. Lái tự động: tại sao chúng ta không phải lúc nào cũng kiểm soát có ý thức các suy nghĩ và hành động của mình.


Bạn nghĩ gì trong đầu khi bạn nhìn thấy các chữ cái "SO_P"? Có thể chưa có gì. Nhưng nếu bạn nhìn thấy chữ "EAT" (ĂN) đầu tiên? Bây giờ, khi nhìn lại chữ "SO_P", bạn sẽ có thể điền nốt nó thành "SOUP." Quá trình này lại còn được gọi là mồi (Priming).
Chúng ta bị thả mồi khi bắt gặp một từ, một khái niệm hoặc một sự kiện khiến ta liên tưởng đến những từ và khái niệm liên quan. Nếu bạn nhìn chữ "SHOWER" (TẮM) thay vì chữ "EAT" (ĂN) bên trên, có thể bạn sẽ hình dung ra chữ "SOAP" (XÀ PHÒNG).
Hiện tượng thả mồi này không chỉ ảnh hưởng tới cách ta nghĩ mà còn tới cách ta hành động. Giống như tâm trí bị ảnh hưởng khi nghe một số từ và khái niệm nhất định, cơ thể bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Một ví dụ tiêu biểu về hiện tượng này có thể được tìm thấy trong 1 nghiên cứu trong đó những người tham giả bị thả mồi bằng những từ gắn với tuổi già, như "Florida" và "nếp nhăn", có phản ứng đi chậm hơn bình thường.
Đáng ngạc nhiên là, chúng ta hoàn toàn không ý thức được suy nghĩ và hành động của mình bị tác động bởi việc thả mồi.
Vì vậy thả mồi cho thấy, trái với lập luận của nhiều người, chúng ta không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát có ý thức những hành động, phán đoán và lựa chọn của mình. Thay vào đó chúng ta luôn luôn bị định hướng bởi những điều kiện xã hội và văn hóa nhất định.
Ví dụ, nghiên cứu được thực hiện bởi Kathleen Vohs chứng minh rằng chỉ nghĩ đến tiền sẽ khiến mọi người sống cá nhân hơn. Những người bị thả mồi bằng khái niệm tiền bạc - ví dụ, như nhìn ảnh đồng tiền - sẽ hành động độc lập và ít sẵn sàng dính líu, phụ thuộc hay chấp nhận yêu cầu từ người khác hơn. Một ngụ ý từ nghiên cứu của Vohns là sống trong xã hội chứa đầy những kích thích gắn với tiền có thể khiến mọi người sống ích kỉ hơn.
Thả mồi, giống như các nhân tố xã hội khác, có thể ảnh hưởng suy nghĩ và từ đó lựa chọn, phán xét, hành vi của một cá nhân - và chúng lại phản chiếu lại vào văn hóa và ánh hưởng tới kiểu xã hội mà chúng ta đang sống.

4.Phán đoán nhanh: Tâm trí lựa chọn nhanh như thế nào, kể cả khi nó chưa có đủ thông tin để đưa ra một quyết định lý trí.


Tưởng tượng bạn gặp một ai đó tên Ben tại bữa tiệc và thấy anh ta rất dễ gần. Sau đó, khi ai đó hỏi liệu bạn có biết ai muốn quyên góp cho quỹ từ thiện không. Bạn nghĩ đến Ben, cho dù điều duy nhất bạn biết về anh ta là người thân thiện.
Nói cách khác, bạn thích một phần trong tính cách của Ben, và vì vậy bạn tưởng rằng mình thích mọi thứ khác về anh ấy. Chúng ta thường yêu hay ghét một người kể cả khi ta biết rất ít về họ.
Xu hướng đơn giản hóa mọi thứ khi chưa có đủ thông tin của tâm trí thường dẫn đến những lỗi phán đoán. Hiện tượng này được gọi là sự nhất quán cảm xúc phóng đại, còn được gọi là hiệu ứng hào quang (halo effect): cảm giác tích cực về sự dễ gần của Ben khiến bạn đặt một vòng hào quang lên Ben, kể cả khi bạn không hiểu anh ta là mấy.
Nhưng đây không chỉ là cách duy nhất tâm trí của ta đi đường tắt khi đưa ra phán xét.
Con người còn mắc thiên kiến xác nhận (confirmation bias), xu hướng đồng tình với thông tin nào ủng hộ niềm tin trước đây của họ, cũng như chấp nhận bất cứ điều gì hợp với nó.
Ta có thể quan sát hiện tượng này khi đặt câu hỏi, "Liệu James có thân thiện không?". Các nghiên cứu chỉ ra, khi đối mặt với câu hỏi kiểu này mà không có thông tin nào khác, chúng ta rất dễ coi James là một người thân thiện - bởi vì tâm trí sẽ tự động đồng tình với ý kiến được gợi ý.
Hiệu ứng hào quang và thiên kiến xác nhận cùng xảy ra đồng thời bởi vì tâm trí ta hấp tấp đưa ra  phán xét nhanh. Nhưng điều này thường dẫn đến sai lầm, bởi vì ta không phải lúc nào cũng có đủ dữ liệu để phán đoán chính xác. Tâm trí của ta dựa trên những gợi ý có thể sai lầm và đơn giản hóa quá khích mọi thứ để lấp chỗ trống trong dữ liệu, đưa chúng ta đến những kết luận có khả năng sai lầm cao.
Giống như thả mồi, những hiện tượng nhận thức này có thể xảy ra một cách hoàn toàn vô thức và tác động lên những lựa chọn, phán đoán và hành động của ta.

5.Suy nghiệm: Tâm trí sử dụng những lối tắt để ra quyết định nhanh như thế nào

Ta thường gặp tình huống phải đưa ra phán xét nhanh chóng. Để làm điều này, tâm trí của ta đã phát triển những lối tắt nhỏ để giúp ta ngay lập tức hiểu được môi trường xung quanh. Đây được gọi là những quy tắc dựa theo kinh nghiệm - suy nghiệm (Heuristics).
Đa phần, những quá trình này rất có ích, nhưng vấn đề là tâm trí ta thường tận dụng chúng quá mức. Áp dụng các quy tắc này trong những tình huống không phù hợp có thể dẫn đến sai lầm. Để hiểu hơn về các quy tắc dựa theo kinh nghiệm là gì và những lỗi kéo theo, ta có thể xem xét hai loại sau: suy nghiệm thay thế (substitution heuristic) và suy nghiệm sẵn có (availability heuristic).
Tự nghiệm thay thế xảy ra khi ta trả lời một câu hỏi dễ hơn một câu hỏi thực sự được đưa ra.
Ví dụ, hãy thử câu hỏi này: "Một phụ nữ ứng cử chức cảnh sát trưởng. Liệu cô ấy sẽ thành công trong chức vụ đó tới đâu?" Ta tự động thay thế câu hỏi lẽ ra mình cần phải trả lời với câu dễ hơn, như, "Liệu cô ấy có trông giống người sẽ trở thành một cảnh sát trưởng tốt hay không?"
Tự nghiệm này nghĩa là thay vì nghiên cứu hồ sơ và chính sách của ứng viên, ta chỉ đơn giản hỏi bản thân một câu hỏi dễ hơn nhiều là liệu người phụ nữ này có khớp với hình ảnh trong tâm trí của ta về một viên cảnh sát trưởng tốt hay không. Không may là, nếu cô ấy không khớp với hình ảnh tâm trí đó, ta sẽ loại bỏ cô - kể cả cô có nhiều năm kinh nghiệm đấu tranh tội phạm, điều khiến cô trở thành một ứng viên sáng giá.
Tiếp theo là tự nghiệm sẵn có, là khi bạn cho rằng một thứ có khả năng xảy ra cao hơn chỉ vì bạn thường xuyên nghe về nó hơn, hay thấy nó dễ nhớ hơn.
Ví dụ, đột quỵ gây tử vong nhiều hơn tai nạn giao thông, nhưng một nghiên cứu cho thấy 80% những người được hỏi cho rằng có nhiều người chết vì tai nạn giao thông hơn. Đó là bởi vì ta nghe nhiều về cái chết kiểu này trên truyền thông hơn, và bởi vì chúng để lại ấn tượng sâu đậm hơn; ta nhớ những cái chết do tai nạn khủng khiếp dễ dàng hơn là chết do đột quỵ, và vì vậy ta dễ có phản ứng không phù hợp với những nguy hiểm này.

6.Ghét con số: Tại sao chúng ta vật lộn để hiểu thống kê và phạm sai lầm có thể tránh được chỉ vì nó.

Làm sao bạn có thể dự đoán được việc này sẽ xảy ra hay không?
Một cách hiệu quả là hãy nhớ tỉ lệ cơ sở (base rate). Nó ám chỉ tỉ lệ cơ sở trong thống kê, mà các bản thống kê khác phụ thuộc vào. Ví dụ, tưởng tượng một hãng tắc xi lớn có 20% xe màu vàng 80% xe màu đỏ. Nghĩa là tỉ lệ cơ sở với xe tắc xi màu vàng là 20% và với xe màu đỏ là 80%. Nếu bạn gọi xe và muốn đoán màu của nó, hãy nhớ tỉ lệ cơ sở và bạn sẽ đưa ra được dự đoán tương đối chính xác.
Vì vậy ta nên luôn luôn nhớ tỉ lệ cơ sở khi dự đoán một sự việc, nhưng không may là điều này thường không xảy ra. Trên thực tế, việc quên mất tỉ lệ cơ sở xảy ra cực kì phổ biến.
Một trong những lí do tự ta lại quên mất tỉ lệ cơ sở là ta tập trung vào thứ mình kì vọng hơn là thứ có khả năng xảy ra cao nhất. Ví dụ, tưởng tượng lại những chiếc tắc xi trên: Nếu bạn thấy 5 chiếc xe đỏ chạy qua, bạn có thể sẽ bắt đầu cảm thấy khả năng cao chiếc tiếp theo sẽ có màu đỏ. Nhưng bất kể có bao nhiêu xe dù màu nào đi qua, xác suất chiếc xe tiếp theo có màu đỏ vẫn vào khoảng 80% - và nếu ta nhớ tỉ lệ cơ sở, ta sẽ nhận ra điều này. Nhưng thay vào đó, ta thường tập trung vào thứ mình kì vọng muốn thấy, một chiếc xe màu vàng, và vì vậy ta rất dễ mắc sai lầm.
Bỏ quên tỉ lệ cơ sở là một lỗi phổ biến liên quan tới vấn đề của con người khi đối mặt với số liệu. Ta thường hay quên rằng mọi thứ sẽ hồi quy về trung bình. Nghĩa là thừa nhận rằng tất cả mọi tình huống đều có giá trị trung bình, và những dao động khỏi giá trị trung bình cuối cùng cũng sẽ về lại điểm cân bằng.
Ví dụ, nếu một tiền đạo bóng đá ghi 5 bàn thắng trung bình 1 tháng, lại ghi đến 10 bàn trong tháng 9, huấn luyện viên của cô sẽ rất vui sướng, nhưng nếu suốt năm còn lại cô lại chỉ ghi 5 bàn 1 tháng, huấn luyện viên sẽ chỉ trích cô vì không giữ phong độ. Tuy nhiên, cô không đáng bị phê bình bởi vì cô chỉ đang hồi quy về giá trị trung bình!


7.Bất hảo trong quá khứ: Tại sao ta nhớ những sự kiện từ nhận thức muộn (hindsight) chứ không phải từ trải nghiệm.



Tâm trí của ta không ghi nhớ các trải nghiệm theo một đường thẳng. Ta có hai bộ máy ghi lại các tình huống khác nhau.
Đầu tiên, là bản thể trải nghiệm, ghi lại cảm giác của mình ở hiện tại. Nó đặt câu hỏi: "Hiện tại mình đang cảm thấy ra sao?"
Thứ hai, là bản thể hồi tưởng, chép lại toàn bộ sự việc đã diễn ra. Nó đặt câu hỏi: "Nói chung thì mình cảm thấy như thế nào?"
Bản thể trải nghiệm mô tả chính xác hơn những gì đã xảy ra, bởi vì cảm giác của ta lúc đó là chính xác nhất. Nhưng bản thể hồi tưởng không chính xác bằng bởi vì nó ghi lại chỉ một số các kí ức nổi bật sau khi sự việc đã kết thúc.
Có hai lý do giải thích tại sao phần ghi nhớ lại lấn át phần trải nghiệm. Nguyên nhân đầu tiên được gọi là phớt lờ yếu tố thời gian (duration neglect), khi mà ta quên mất cả quá trình sự kiện để nhớ một phần nhỏ của nó. Thứ là do quy luật đỉnh-đáy (peak-end rule), khi ta thường quá nhấn mạnh thứ xảy ra ở cuối một sự kiện.
Để dễ hình dung, xem xét một thí nghiệm ghi lại trí nhớ của mọi người về một lần soi nội tràng đau đớn. Trước khi soi, mọi người sẽ được chia thành hai nhóm: một nhóm được nội soi rất lâu, trong khi nhóm còn lại được nội soi nhanh hơn, nhưng cảm giác đau đớn tăng dần khi kết thúc.
Bạn hẳn sẽ nghĩ những bệnh nhân khó chịu nhất là những người trải qua quá trình nội soi dài hơn, bởi họ phải chịu đau lâu hơn. Đó đúng là những gì họ cảm thấy vào thời điểm đó. Trong khi nội soi, khi được hỏi về cảm giác đau, bản thể trải nghiệm sẽ đưa ra câu trả lời chính xác: ai phải nội soi lâu hơn sẽ cảm thấy tệ hơn. Tuy nhiên, sau khi kết thúc, khi bản thể hồi tưởng lấn át, những ai được nội soi nhanh với màn kết đau đớn hơn sẽ cảm thấy tệ nhất. Cuộc khảo sát này đưa cho ta một ví dụ rõ ràng về hiệu ứng phớt lờ yếu tố thời gian và quy luật đỉnh-đáy, và các kí ức không chính xác của ta.

8.Sức mạnh ý chí: điều chỉnh sự tập trung của tâm trí có thể tác động đáng kể tới suy nghĩ và hành vi của ta như thế nào


Tâm trí của ta sử dụng các mức năng lượng khác nhau tùy vào loại công việc. Khi không cần kêu gọi sự tập trung và cần ít năng lượng, ta ở trong trạng thái đầu óc thoải mái (cognitive ease). Tuy nhiên, khi cần phải chú ý, tâm trí sử dụng nhiều năng lượng hơn và bước vào trạng thái đầu óc căng thẳng (cognitive strain).
Những thay đổi này trong mức năng lượng của não có tác động đáng kể lên cách ta hành động.
Khi đầu óc thoải mái, Hệ thống 1 cảm tính sẽ làm chủ tâm trí, và Hệ thống 2 logic và cần nhiều năng lượng sẽ suy yếu. Điều này có nghĩa là ta sẽ quyết định theo trực giác hơn, sáng tạo và hạnh phúc hơn, tuy nhiên ta cũng dễ phạm sai lầm hơn.
Khi đầu óc căng thẳng, nhận thức của ta được nâng cao, và Hệ thống 2 sẽ làm chủ. Hệ thống 2 có xu hướng kiểm tra lại các phán xét của ta hơn Hệ thống 1, vì vậy mặc dù ta có thể bớt sáng tạo hơn, ta sẽ ít mắc lỗi hơn.
Bạn có thể chủ ý ảnh hưởng tới mức năng lượng mà tâm trí sử dụng để chọn hệ thống nào làm chủ cho phù hợp với từng công việc. Ví dụ nếu muốn thông điệp của mình thuyết phục hơn, hãy thử chuyển sang trạng thái đầu óc thoải mái.
Một cách để làm được điều này là tiếp xúc nhiều lần với các thông tin lặp lại. Nếu thông tin được lặp đi lặp lại với ta, hoặc dễ ghi nhớ hơn, nó sẽ trở nên thuyết phục hơn. Đó là bởi vì tâm trí đã thay đổi để phản ứng tích cực hơn khi tiếp xúc nhiều lần với cùng một thông điệp. Khi ta nhìn thấy một thứ đã quen thuộc với ta, ta sẽ bước vào trạng thái đầu óc thoải mái.
Mặt khác, đầu óc căng thẳng sẽ giúp ta thành công trong các công việc liên quan đến con số.
Ta có thể chuyển sang trạng thái này bằng cách tiếp xúc với thông tin được trình bày một cách rắc rối, ví dụ bằng phông chữ khó đọc. Khi đó tâm trí sẽ phải chú tâm hơn và gia tăng mức năng lượng để hiểu vấn đề, và vì vậy ta ít có khả năng từ bỏ hơn.

9. Đánh liều: cách xác suất được trình bày như thế nào sẽ ảnh hưởng đến ta đánh giá mức độ rủi ro


Cách ta đánh giá ý tưởng và tiếp cận vấn đề bị ảnh hưởng nặng bởi cách chúng được trình bày như thế nào. Chỉ thay đổi một chi tiết nhỏ hoặc nhấn mạnh vào một câu nói hoặc một câu hỏi có thể thay đổi lớn lao phản ứng của ta.
Một ví dụ tiêu biểu có thể tìm thấy trong cách ta đánh giá rủi ro:
Bạn có thể nghĩ rằng một khi ta có thể xác định được xác suất của rủi ro, mọi người sẽ tiếp cận nó cùng một cách. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Kể cả với những khả năng được tính toán cẩn thận, chỉ cần thay đổi cách diễn đạt một con số có thể thay đổi cách ta tiếp cận nó.
Ví dụ, mọi người sẽ thấy một sự việc hiếm gặp có khả năng xảy ra cao hơn nó được diễn đạt dưới dạng tần suất tương đối hơn là xác suất thống kê.
Trong một ví dụ còn được biết đến là Thí nghiệm Mr. Jones, hai nhóm chuyên gia tâm thần được tham vấn về việc liệu thả ông Jones khỏi bệnh viện tâm thần lúc này có an toàn. Một nhóm được bảo rằng bệnh nhân như ông Jones có "10% khả năng hành hung người khác," và nhóm thứ 2 được bảo rằng "trong 100 bệnh nhân giống ông Jones, 10 người có khả năng gây ra bạo lực." Kết quả là nhóm 2 có số người từ chối thả người cao gấp đôi nhóm 1.
Sự tập trung của ta còn bị sao lãng khỏi những thông tin có liên quan về mặt thông kê, được gọi là sự phớt lờ mẫu số (denominator neglect). Điều này xảy ra khi ta lờ đi các thống kê rõ ràng để chọn những hình ảnh sống động trong tâm trí mà có thể ảnh hưởng tới quyết định của ta
Ví dụ hai câu sau: "Loại thuốc này sẽ bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh X nhưng có 0.001%  gây ra biến dạng vĩnh viễn" với "1 trong 100,000 trẻ dùng thuốc này sẽ bị biến dạng vĩnh viễn." Cho dù ý nghĩa của 2 câu như nhau, câu sau gợi lên hình ảnh một em bé dị tật và có tác động lớn hơn, và đó là lý do nó làm ta chần chừ hơn khi áp dụng loại thuốc này.

10. Không phải Rô bốt: Tại sao con người không quyết định dựa trên tư duy lý trí

Các cá nhân đưa ra lựa chọn như thế nào?
Từ lâu, một nhóm các nhà kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đã cho rằng con người ra quyết định dựa trên lập luận lý tính. Họ cho rằng mọi người đều lựa chọn theo lý thuyết lợi ích, khẳng định rằng khi các cá nhân ra quyết định, họ chỉ nhìn vào những dữ liệu lý tính và chọn phương án có tổng lợi ích lớn nhất.
Ví dụ, thuyết lợi ích sẽ đưa ra kiểu câu như sau: nếu bạn thích cam hơn kiwis, thì bạn sẽ chọn cơ hội 10% có được quả cam hơn cơ hội 10% có được quả kiwis.
Hiển nhiên phải không?
Nhóm nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực này tập trung tại Trường kinh tế Chicago và học giả nổi tiếng nhất của họ là Milton Friedman. Sử dụng thuyết lợi ích, trường phái Chicago cho rằng các cá nhân trên thị trường là những người ra quyết định siêu lí tính, những kẻ mà nhà kinh tế học Richard Thaler và luật sư Cass Sunstein sau này gọi là Thương gia (Econs). Với Thương gia, mỗi cá nhân hành xử hệt như nhau, đánh giá hàng hóa và dịch vụ dựa trên các nhu cầu duy lý của họ. Hơn nữa, người kinh tế cũng đánh giá tài sản của mình một cách lý trí, chỉ quan tâm tới mức lợi ích nó đem lại cho họ.
Vậy nên nếu tưởng tượng hai người, John và Jenny, đều có tổng tài sản là 5 triệu đô. Theo thuyết lợi ích, vì họ có cùng số tiền nên họ sẽ hạnh phúc ngang nhau.
Nhưng nếu chúng ta phức tạp hóa vấn đề hơn một chút? Giả dụ tài sản 5 triệu đô là kết quả của một ngày đánh bạc, và hai người có điểm xuất phát khác nhau: John ban đầu chỉ có 1 triệu đô và cuối cùng có được số tiền gấp 5, trái lại Jenny khởi đầu với 9 triệu đô và lỗ chỉ còn 5 triệu đô. Liệu bạn có vẫn nghĩ John và Jenny đều hạnh phúc ngang nhau với số tiền 5 triệu đô?
Rõ ràng, chúng ta đánh giá mọi thứ không chỉ dựa vào lợi ích thuần túy của nó.
Như ta sẽ thấy trong phần tiếp, bởi vì con người không nhìn lợi ích một cách lý trí như thuyết lợi ích khẳng định, ta có thể đưa ra những quyết định lạ lùng và phi lý trí.

11.Trực giác: tại sao thay vì quyết định dựa trên các cân nhắc lý tính, ta thường bị lung lay bởi các yếu tố cảm xúc.


Nếu thuyết lợi ích là sai, vậy thuyết nào đúng?
Một phương án khác là thuyết triển vọng (prospect theory), do chính tác giả sách phát triển
Thuyết triển vọng của Kahneman thách thức thuyết lợi ích bằng cách chỉ ra rằng khi đưa ra lựa chọn, ta không phải lúc nào cũng hành động một cách có lý trí nhất.
Tưởng tượng có hai kịch bản: Trong trường hợp 1, bạn được cho $1000 và phải chọn giữa: 100% nhận được $500 hoặc đánh cược 50/50 để thắng $1000 nữa.Trong trường hợp 2, bạn được cho $2000 và phải chọn giữa: 100% mất $500 hoặc đánh cược 50/50 mất $1000.
Nếu chúng ta chỉ quyết định lý trí, thì bạn sẽ lựa chọn giống nhau trong hai trường hợp. Nhưng thực tế không phải thế. Trong ví dụ đầu, đa số mọi người sẽ chọn giải pháp an toàn là lấy $500, nhưng trong trường hợp 2, đa số lại đánh liều.
Thuyết triển vọng giúp giải thích tại sao lại có sự khác biệt. Nó nhấn mạnh ít nhất hai lý do tại sao ta không hành động lý trí. Cả hai đều đều cập đến tính sợ thua lỗ của ta - thực tế là ta sợ thua lỗ hơn là nhận được lời.
Lý do đầu tiên là ta định giá mọi thứ dựa trên các điểm tham chiếu. Khởi đầu với mức $1000 hay $2000 trong hai kịch bản thay đổi khả năng đánh bạc của ta, bởi vì điểm khởi đầu tác động tới cách ta định giá vị thế của mình. Điểm tham chiếu trong trường hợp 1 là $1000 và $2000 trong trường hợp 2, nghĩa là nếu còn $1500, thì là lãi với TH1 nhưng là lỗ trong TH2. Kể cả lý luận rõ ràng phi lý (vì kiểu gì bạn cũng có $1500), ta hiểu giá trị thông qua điểm xuất phát cũng như giá trị khách quan tại thời điểm đó.
Thứ hai, ta bị ảnh hưởng bởi nguyên tắc giảm độ nhạy (diminishing sensitivity principle): giá trị ta nhìn nhận có thể khác với giá trị thực của nó. Ví dụ, mất tiền từ $1000 xuống $900 không cảm thấy tệ bằng việc mất tiền từ $200 xuống $100, bất kể khoản bị mất có giá trị ngang nhau. Tương tự trong ví dụ của ta, giá trị khoản lỗ được nhìn nhận khi mất tiền từ $1500 xuống $1000 sẽ lớn hơn khoản mất từ $2000 xuống $1500.

12.Hình ảnh sai: tại sao tâm lý lại xây dựng một hình ảnh hoàn chỉnh để giải thích thế giới, nhưng chúng thường dẫn đến tự tin thái quá và sai lầm.

Để hiểu các tình huống, tâm trí ta sử dụng sự nhất quán nhận thức (cognitive coherence); ta xây dựng những hình ảnh tâm trí (mental image) hoàn chỉnh để giải thích các ý tưởng và khái niệm. Ví dụ, ta có rất nhiều hình ảnh trong não về thời tiết. Giả dụ ta có hình ảnh về thời tiết mùa hè, có thể một bức tranh về mặt trời chói chang, nóng bỏng làm ta đổ mồ hôi nhễ nhại.
Ngoài việc giúp ta hiểu sự vật, ta cũng dựa vào những hình ảnh này để ra quyết định.
Khi ra quyết định, ta tham khảo những hình ảnh này và xây dựng giả định và kết luận dựa trên chúng. Ví dụ, nếu ta muốn biết nên mặc đồ gì vào mùa hè, ta dựa các quyết định của mình vào hình ảnh trong tâm trí ta về trời mùa hạ.
Vấn đề là ta quá tin vào những hình ảnh này. Kể cả khi các thống kê và dữ liệu hiện có phủ nhận những bức ảnh tâm trí này, ta vẫn sẽ để nó chỉ dẫn mình. Người dự báo thời tiết có thể  cho rằng ngày nay sẽ lạnh, nhưng bạn vẫn quần đùi và áo phông, như bức ảnh tâm trí về mùa hè nói cho bạn. Do đó bạn có thể co ro ngoài trời.
Tóm tắt, ta quá tự tin vào những hình ảnh tâm trí sai lầm. Nhưng có 1 số cách để khắc phục vấn đề này và đưa ra các dự đoán tốt hơn. 1 cách để tránh lỗi là tận dụng phương pháp dự đoán theo lớp tham chiếu (reference class forecasting). Thay vì phán xét dựa trên hình ảnh tâm trí chung chung, hãy sử dụng những dữ liệu lịch sử để dự đoán chính xác hơn. Ví dụ, hãy nghĩ về những lần bạn ra ngoài mùa hè mà trời lại rét. Lúc đó bạn mặc gì?
Ngoài ra, bạn có thể tạo ra một chiến lược phòng thân (risk policy) dài hạn, để lên kế hoạch cho những biện pháp cụ thể trong cả trường hợp dự báo chuẩn và sai. Trong qua sự chuẩn bị và bảo vệ, bạn có thể dựa vào chứng cứ thay vì những hình ảnh tâm trí và đưa ra dự báo chính xác hơn. Trong trường hợp thời tiết của ta, điều này có nghĩa là hãy mang theo một chiếc áo len cho chắc.

Kết quả hình ảnh cho think fast and slow summary

Tổng kết

Thông điệp chính trong cuốn sách này là:
Tư duy nhanh và chậm cho ta thấy tâm trí của mình gồm hai hệ thống. Hệ thống 1 hoạt động theo bản năng và đòi hỏi rất ít nỗ lực; Hệ thống 2 hoạt động tỉ mẩn hơn và đòi hỏi sự tập trung nhiều hơn. Những suy nghĩ và hành động của ta thay đổi tùy thuộc vào hệ thống nào đang kiểm soát bộ não vào thời điểm đó.


Theo Trạm Đọc (Read Station)

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

Những điều tôi biết chắc (1606)


Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc nổi bật đòi hỏi chúng ta phải đứng lên, ở chính chúng ta, và biết chúng ta là ai. Khi cuộc hôn nhân của bạn tan vỡ, khi một công việc xác định bạn đã biến mất, khi những người bạn đếm quay lưng với bạn, không có câu hỏi nào thay đổi cách bạn nghĩ về tình huống của mình là chìa khóa để cải thiện nó. Tôi biết chắc chắn rằng tất cả các rào cản của chúng ta đều có ý nghĩa. Và cởi mở với việc học hỏi từ những thách thức đó là sự khác biệt giữa thành công và bị mắc kẹt.

Theo Oprah Winfrey

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

Những điều tôi biết chắc (1406)


Kết quả hình ảnh cho Life is full of delightful treasures

Cuộc sống đầy kho báu thú vị, nếu chúng ta dành một chút thời gian để đánh giá cao chúng. Tôi gọi họ là những khoảnh khắc ahhh, và tôi đã học được cách tạo ra chúng cho bản thân mình. Như là: 4 giờ chiều của tôi tách trà masala chai (cay, nóng, với sữa hạnh nhân có bọt trên đầu - sảng khoái và mang lại cho tôi một chút nâng cho phần còn lại của buổi chiều). Những khoảnh khắc như thế này là mạnh mẽ, tôi biết chắc chắn. Chúng có thể là việc nạp lại năng lượng của bạn, không gian thở của bạn, cơ hội của bạn để kết nối lại với bạn.

Theo Oprah Winfrey

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

Các cách khác nhau để tạo ra điện




Phát điện bằng điện thường là một quá trình gồm hai bước, trong đó nhiệt đun sôi nước; năng lượng từ hơi nước biến một tuabin, do đó quay một máy phát điện, tạo ra điện. Chuyển động của hơi tạo ra động năng, năng lượng của vật chuyển động. Bạn cũng nhận được năng lượng này từ nước rơi xuống. Nó tỷ lệ thuận với tốc độ của cơ thể chuyển động - tốc độ di chuyển càng nhanh, năng lượng càng lớn. Điện được tạo ra khi động năng biến các cuộn dây đồng (hoặc dây) trong tuabin.

Dynamos và máy phát điện
Một phần quan trọng của hầu hết các nhà máy điện là máy phát điện, một thiết bị quay chuyển động quay thành điện. Bên trong máy phát, các cuộn dây đồng quay bên trong từ trường mạnh. Khi cuộn dây di chuyển, từ trường tạo ra dòng điện xoay chiều (AC) bên trong dây điện. Nguồn gốc của chuyển động quay, cho dù cối xay gió, tuabin hay động cơ diesel, không quan trọng; nó chỉ cần đủ mạnh để biến máy phát điện. Các máy phát điện, một 'người anh em họ' của máy phát điện, hoạt động theo cùng một cách; tuy nhiên, nó tạo ra dòng điện trực tiếp (DC).

Điện từ hơi nước
Một nhà máy điện hơi nước (hoặc máy phát điện) sản xuất điện bằng cách đốt nhiên liệu, bao gồm sinh khối, than đá hoặc dầu mỏ. Hơi được tạo ra từ quá trình được đưa vào tuabin. Bộ phận đồng (dây) trong máy phát điện quay với vòng quay của tuabin, tạo ra dòng điện. Một ví dụ về nhà máy hơi nước là Nhà máy điện Big Bend nằm ở Tampa, Florida.

Thủy điện
Điện được tạo ra từ nước được gọi là thủy điện. Nước rơi xoay các lưỡi dao của tuabin thủy điện, do đó chuyển động phần đồng bên trong máy phát điện để tạo ra điện. Một ví dụ về một nhà máy thủy điện là đập Great Hoover (nằm gần Las Vegas, Mỹ). Nó có tổng cộng 19 tuabin sản xuất đủ điện để phục vụ hơn 1,3 triệu người mỗi năm.

Cối xay gió: Năng lượng từ gió
Một nhà máy điện gió quay các cánh quạt của một tuabin, di chuyển phần ứng đồng (nằm trong máy phát điện) để tạo ra điện. Cối xay gió đã được sử dụng trong quá khứ để xoay bánh xe của các nhà máy trực thuộc. Cối xay gió hiện đại biến năng lượng cơ học (tạo ra từ chuyển động) thành năng lượng điện. Một ví dụ về một nhà máy điện chạy bằng năng lượng gió là trang trại gió 107 MW (MW) nằm gần hồ Benton, Minnesota.

Năng lượng mặt trời: Năng lượng từ ánh sáng
Các tế bào quang điện sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo ra điện. Dòng điện trực tiếp (DC) được tạo ra từ các tấm pin mặt trời cố định (được tạo thành từ các tế bào quang điện) và thường được sử dụng cho các ứng dụng địa phương, bao gồm máy bơm thủy lợi quy mô nhỏ hoặc sạc các thiết bị chạy bằng pin. Các nhà máy điện mặt trời quy mô thương mại đang dần trở nên phổ biến với việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch. Chúng hoạt động bằng cách bẫy năng lượng mặt trời thông qua các phản xạ lớn. Năng lượng bị mắc kẹt sau đó được đưa vào máy thu sử dụng các công nghệ khác nhau để tạo ra điện bằng cách cấp năng lượng cho các tua bin khí hoặc hơi nước. Nhà máy điện Nellis là nhà máy điện mặt trời lớn nhất ở Bắc Mỹ. Nó nằm trong Căn cứ Không quân Nellis ở Hạt Clark, Nevada, gần Las Vegas. Nhà máy được tạo thành từ hơn 70.000 tấm pin mặt trời quang điện và công suất điện tối đa của nó được ước tính là 13 megawatt dòng xoay chiều (công suất 13 MW).

Nguồn:
https://sciencing.com/different-ways-make-electricity-7228215.html

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Những điều tôi biết chắc 1006

Kết quả hình ảnh cho “Sit. Feast on your life.”

“Ngồi đi.Và hãy tận hưởng cuộc sống của bạn. ” - Derek Walcott

Lần đầu tiên Tina Turner xuất hiện trong chương trình của tôi, tôi muốn chạy trốn với cô ấy, là một cô gái dự phòng, và nhảy suốt đêm tại các buổi hòa nhạc của cô ấy. Vâng, giấc mơ đó đã trở thành sự thật một đêm ở L.A. khi Oprah Winfrey Show đi lưu diễn cùng Tina. Sau một buổi diễn tập cả ngày chỉ với một bài hát, tôi đã có cơ hội.

Đó là trải nghiệm cảm giác mạnh mẽ nhất về đầu gối, lắc đầu, phấn chấn. Trong 5 phút và 27 giây, tôi có cơ hội cảm nhận được những gì giống như đang đứng trên sân khấu. Tôi chưa bao giờ được ra khỏi yếu tố của tôi, ra khỏi cơ thể của tôi. Tôi nhớ đã đếm từng bước trong đầu, cố giữ nhịp điệu, chờ đợi cú đá lớn, và rất tự ý thức.

Sau đó, ngay lập tức, tôi chợt nhận ra: Được rồi, cô gái, chuyện này sẽ kết thúc sớm thôi. Và nếu tôi không nới lỏng, tôi sẽ bỏ lỡ niềm vui. Vì vậy, tôi đã quay đầu lại, quên đi bước, bước, rẽ, đá và nhảy. WHEEEEW!

Vài tháng sau, tôi nhận được một gói quà từ bạn của tôi và người cố vấn Maya Angelou - cô ấy nói rằng cô ấy đang gửi cho tôi một món quà mà cô ấy muốn có bất kỳ cô con gái nào của cô ấy có. Khi tôi mở nó ra, tôi tìm thấy một đĩa CD của một bài hát của Lee Ann Womack mà tôi vẫn không thể nghe được mà không có sự ảm đạm. Bài hát, đó là một minh chứng cho cuộc sống của Maya, có dòng này là sự kiềm chế của nó: Khi bạn có lựa chọn để ngồi hoặc nhảy, tôi hy vọng bạn nhảy.

Điều tôi biết chắc chắn là mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn cơ hội để bạn hít thở, khởi động đôi giày của bạn, bước ra và nhảy - sống miễn cưỡng hối tiếc và tràn đầy niềm vui, niềm vui và tiếng cười như bạn có thể đứng. Bạn có thể hoặc waltz mạnh dạn vào giai đoạn của cuộc sống và sống theo cách bạn biết tinh thần của bạn là thúc đẩy bạn, hoặc bạn có thể ngồi lặng lẽ bởi bức tường, rút ​​vào bóng tối của sự sợ hãi và tự nghi ngờ.

Bạn có thể lựa chọn chính khoảnh khắc này - khoảnh khắc duy nhất bạn có chắc chắn. Tôi hy vọng bạn không được bao bọc trong những thứ không cần thiết mà bạn quên thực sự tận hưởng chính mình - bởi vì khoảnh khắc này sắp kết thúc. Tôi hy vọng bạn sẽ nhìn lại và nhớ hôm nay là ngày bạn quyết định làm cho mỗi người đếm, để tận hưởng từng giờ như thể sẽ không bao giờ có người khác. Và khi bạn có lựa chọn để ngồi hoặc nhảy, tôi hy vọng bạn nhảy.

Theo Oprah Winfrey

Phim hay nên xem

Một số phim cũ hay nên xem


  • Spirited away
  • Eagle Eddie
  • Interstellar
  • Kill bill
  • Infinity war (phim mới)


Tham khảo thêm: Imdb top 250 films https://m.imdb.com/chart/top/

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Mưa

Kết quả hình ảnh cho rain and nadal round

Trận đấu giữa Nadal và W bị tạm ngưng giữa chừng vì trời mưa. Đây là lần thứ hai trong năm nay mình thấy Nadal gặp may mắn do trời mưa.
Trong trận đấu trước đó, Nadal cũng đang đánh trong tình trạng bị dẫn điểm trước. Nếu trời không mưa mình nghĩ là Nadal sẽ thua.
Trong trận đấu ngày hôm kia cũng vậy. Nadal cũng bị đối thủ lấn lướt và bị dẫn điểm trước trong hiệp đầu.
Phải chăng là đẳng cấp của tay vợt được thể hiện rõ nhất trong những thời điểm khó khăn. Nadal cuối cùng đã thắng dù đối thủ có dẫn điểm trước. Và trong hai hiệp đầu thì hầu hết đối thủ có sức mạnh rõ nhất. Và sau đó họ không thể tiếp tục duy trì niềm tin của mình.
Thể thao hay ở chỗ là người vận động viên sẽ phải có sức khỏe thể chất, kỹ năng vượt trội và tinh thần khoẻ mạnh để có thể duy trì được độ chính xác trong các động tác của mình trong suốt trận đấu. Và ai có sức khỏe thể chất và niềm tin không thay đổi thì đó là người sẽ dành chiến thắng.
Môn tennis thể hiện rõ nhất điểm này. Nó cần một thể chất khoẻ mạnh đề điều bóng chính xác. Một niềm tin mãnh liệt để duy trì tiếp tục dành được điểm số trong hoàn cảnh bị đối thủ dẫn điểm trước.
Người chiến thắng chiến thắng cuối cùng là người đánh ít lỗi hơn và dành được nhiều điểm hơn.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Việc theo đuổi kỷ luật ít hơn

Kết quả hình ảnh cho work smart

Tại sao những người và tổ chức thành công lại tự động trở nên rất thành công? Một giải thích quan trọng được gọi là 'nghịch lý rõ ràng', có thể tóm tắt trong bốn giai đoạn dự đoán được:

Giai đoạn 1: Khi chúng ta thực sự có mục đích rõ ràng, nó dẫn đến thành công.

Giai đoạn 2: Khi chúng ta thành công, nó dẫn đến nhiều lựa chọn và cơ hội hơn.

Giai đoạn 3: Khi chúng ta có nhiều lựa chọn và cơ hội hơn, nó dẫn đến những nỗ lực khuếch tán.

Giai đoạn 4: Những nỗ lực khuếch tán làm suy yếu sự rõ ràng đã dẫn đến thành công của chúng tôi ngay từ đầu.

Kỳ lạ, và phóng đại điểm để làm cho nó, thành công là một chất xúc tác cho thất bại.

Chúng ta có thể thấy điều này trong các công ty đã từng là những người yêu của Phố Wall, nhưng sau đó đã sụp đổ. Trong cuốn sách của mình, Jim Collins khám phá hiện tượng này và nhận thấy rằng một trong những lý do chính cho những thất bại này là các công ty rơi vào 'sự theo đuổi không kỷ luật của nhiều hơn.' Điều đó đúng cho các công ty và điều đó đúng cho nghề nghiệp.

Dưới đây là một ví dụ cá nhân hơn: Trong nhiều năm, Enric Sala là một giáo sư tại Viện Hải dương học Scripps có uy tín ở La Jolla, California. Nhưng anh ta không thể biết được rằng con đường sự nghiệp mà anh ta đang ở chỉ là một sự giả mạo gần với con đường mà anh ta thực sự nên thực hiện. Vì vậy, ông rời học viện và đi làm việc cho National Geographic. Với thành công đó đã đến những cơ hội mới và hấp dẫn ở Washington D.C. một lần nữa khiến anh cảm thấy mình đã gần với con đường sự nghiệp đúng đắn, nhưng chưa hoàn toàn ở đó. Thành công của anh đã khiến anh mất tập trung. Sau một vài năm, anh lại thay đổi bánh răng để trở thành một nhà thám hiểm với National Geographic, dành một phần đáng kể thời gian lặn ở những địa điểm xa xôi nhất, sử dụng những thế mạnh về khoa học và truyền thông ảnh hưởng đến chính sách trên quy mô toàn cầu. (Xem Enric Sala nói về công việc quan trọng của anh ấy tại TED). Cái giá của công việc mơ ước của anh ta là nói không với nhiều con đường tốt, song song mà anh ta gặp phải.

Chúng ta có thể làm gì để tránh nghịch lý rõ ràng và tiếp tục đà đi lên của chúng ta? Dưới đây là ba đề xuất:

Đầu tiên, sử dụng tiêu chí cực đoan hơn. Hãy suy nghĩ về những gì xảy ra với tủ quần áo của chúng tôi khi chúng tôi sử dụng các tiêu chí rộng: “Có một cơ hội mà tôi sẽ mặc này một ngày nào đó trong tương lai?” Tủ quần áo trở nên lộn xộn với quần áo chúng tôi hiếm khi mặc. Nếu chúng tôi hỏi, 'Tôi có hoàn toàn yêu thích điều này không?' Thì chúng tôi sẽ có thể loại bỏ sự lộn xộn và có không gian cho một cái gì đó tốt hơn. Chúng ta có thể làm tương tự với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình.

Bằng cách áp dụng các tiêu chí khó khăn hơn, chúng ta có thể khai thác vào công cụ tìm kiếm phức tạp của bộ não của chúng ta. Nếu chúng ta tìm kiếm “một cơ hội tốt,” thì chúng ta sẽ tìm thấy điểm số của các trang để chúng ta suy nghĩ và làm việc. Thay vào đó, chúng ta có thể tiến hành tìm kiếm nâng cao và đặt ra ba câu hỏi: “Tôi đam mê điều gì?” Và “Cái gì khiến tài năng của tôi?” Và “Điều gì đáp ứng nhu cầu quan trọng trên thế giới?” Tự nhiên sẽ không có nhiều các trang để xem, nhưng đó là điểm của bài tập. Chúng tôi không tìm kiếm rất nhiều điều tốt để làm. Chúng tôi đang tìm kiếm điểm đóng góp cao nhất tuyệt đối của chúng tôi.


Enric là một trong những ví dụ tương đối hiếm hoi của một người làm công việc mà anh ấy yêu thích, điều đó giúp anh ấy có được tài năng và phục vụ nhu cầu quan trọng trên thế giới. Mục tiêu chính của ông là giúp tạo ra tương đương với các công viên quốc gia để bảo vệ những nơi nguyên sơ cuối cùng trong đại dương - một đóng góp đáng kể.

Thứ hai, hỏi “Điều gì là cần thiết?” Và loại bỏ phần còn lại. Mọi thứ thay đổi khi chúng ta cho phép bản thân loại bỏ những điều không cần thiết. Cùng một lúc, chúng tôi có chìa khóa để mở khóa cấp độ tiếp theo của cuộc sống của chúng tôi. Bắt đầu bằng:

Tiến hành kiểm tra cuộc sống. Tất cả các hệ thống của con người đều nghiêng về phía sự lộn xộn. Trong cùng một cách mà bàn làm việc của chúng tôi có được lộn xộn mà không có chúng tôi bao giờ cố gắng để làm cho họ lộn xộn, vì vậy cuộc sống của chúng tôi nhận được lộn xộn như ý tưởng dự định tốt từ quá khứ chồng chất lên. Hầu hết những nỗ lực này không đi kèm với ngày hết hạn. Một khi được chấp nhận, họ sống mãi mãi. Tìm ra những ý tưởng nào từ quá khứ là quan trọng và theo đuổi những ý tưởng đó. Vứt bỏ phần còn lại.

Loại bỏ một hoạt động cũ trước khi bạn thêm một hoạt động mới. Quy tắc đơn giản này đảm bảo rằng bạn không thêm hoạt động ít có giá trị hơn so với hoạt động bạn đã làm.

Thứ ba, hãy cẩn thận về hiệu ứng ưu đãi. Còn được gọi là ác cảm về thoái hóa, hiệu ứng ưu đãi đề cập đến xu hướng của chúng tôi để đánh giá một mục nhiều hơn một khi chúng ta sở hữu nó. Một nghiên cứu đặc biệt thú vị được tiến hành bởi Kahneman, Knetsch và Thaler (được xuất bản ở đây), nơi các đối tượng tiêu thụ (ví dụ như cốc cà phê) được phân ngẫu nhiên cho một nửa số đối tượng trong thử nghiệm, trong khi nửa còn lại được viết với giá trị bằng nhau. Theo lý thuyết kinh tế truyền thống (Định lý Coase), khoảng một nửa số người có cốc và một nửa số người có bút sẽ giao dịch. Nhưng họ thấy rằng ít hơn đáng kể so với điều này thực sự được giao dịch. Thực tế của quyền sở hữu khiến họ ít sẵn sàng tham gia với các đối tượng của riêng họ. Như một minh họa đơn giản trong cuộc sống của chính bạn, hãy nghĩ về cách một cuốn sách trên kệ của bạn mà bạn chưa từng sử dụng trong nhiều năm