Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Thay đổi và phát triển


Hãy là sự thay đổi để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn

Là một nước có dân số trẻ nên từ năm 2010 đến 2017 là giai đoạn mà điện thoại thông minh bùng nổ về số lượng người sử dụng. Việt Nam có khoảng 60% dân số có độ tuổi từ 25 đến 35. Đây chính là giai đoạn dân số vàng của Việt Nam. 

Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của internet băng thông rộng cũng là một yếu tố góp phần vào sự phát triển của điện thoại thông minh. Khoảng 40% dân số đã có kết nối internet. 

Sự phát triển mạnh mẽ của internet và điện thoại thông minh là cơ hội mà các nhà bán lẻ đã tân dụng được. Đó là FPT shop và Thế giới Di Động. Trong giai đoạn 2010 đến 2017, tăng trưởng doanh thu của các công ty này lên đến 200% hàng năm cùng với đó là giá cổ phiếu tăng cao.

Sáng đến năm 2018 thì thị trường điện thoại thông minh đã bão hoà và tăng trưởng thấp hơn so với các năm trước. Nguyên nhân là do đã có nhiều nhà bán lẻ tham gia và nhiều nhà phân phối hơn. Do đó, biên lợi nhuận bán điện thoại không còn hấp dẫn.

Nắm bắt được xu hướng này, các công ty bán lẻ đã tìm cách thay đổi đường hướng kinh doanh. FPT shop, Thế Giới Di Động và Digiworld cùng bước đầu xem xét và bước đầu tham gia mảng dược phẩm. Tuy nhiên, triết lý kinh doanh của 3 công ty này không giờ nhau. Và do đó, dẫn đến đường hướng kinh doanh của mỗi công ty cũng khác biệt.

DigiWorld từ năm 2017 vốn là một doanh nghiệp chuyên phân phối thiết bị điện tử, máy tính và điện thoại đã bắt đầu phát triển dịch vụ Phát triển thị trường (MES -  Market Expansion Service). Đây là lĩnh vực không nhiều đơn vị tham gia tại Việt Nam. Dịch vụ này giúp nâng cao chất lượng bán sản phẩm của các nhà bán lẻ. Ngoài bán hàng đơn thuần, MES chú trọng vào dịch vụ sau bán hàng, marketing và phân tích thị trường. DigiWorld dường như đang đi đúng hướng khi cung cấp dịch vụ phát triển thị trường với mục tiêu gia tăng giá trị cho khách hàng.

MES: Cuộc chơi không dành cho kẻ non tay
Nguồn: tinnhanhchungkhoan

Lĩnh vực mới tiếp theo mà DGW tham gia là phân phối sản phẩm chăm sóc sức khỏe và nghành hàng tiêu dùng nhanh trong động thái tham gia phân phối thực phẩm cũng Kingsmen. Và DGW cũng mua lại một công ty phân phối sản phẩm tiêu dùng nhanh của Nhật. Đây là lĩnh vực hứa hẹn đem lại biên lợi nhuận cao vì mức sống trung bình của người dân đang ngày càng được nâng cao. Do đó, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt cũng sẽ tăng lên tương ứng. Mặt khác, với xu hướng trong 20 năm tới thì dân số VN sẽ già hóa nhanh thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng tăng lên. Nhận định của tôi: trong dài hạn, DGW đã có sự thay đổi tốt với dịch vụ phát triển thị trường và ngành hàng chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng nhanh.

Kết quả hình ảnh cho nhà thuốc An Khang
Ảnh: internet
Thegioididong (TGDD) cũng bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bán lẻ dược phẩm khi mua lại cổ phần chuỗi dược phẩm Phúc An Khang. TGDD cho rằng chưa có chuỗi dược phẩm nào chiếm 20% thị phần. Thị trường dược đang có giá trị khoảng 7 tỷ đô và nhà thuốc bệnh viện chiếm khoảng 50% giá trị. TGDD đầu tư vào nhà thuốc An Khang kinh nghiệm về quản trị chuỗi. Đến năm 2018, TGDD không đầu tư mạnh vào mảng này và chuyển sang đầu tư mở rộng chuỗi Bách Hóa Xanh. Nhận định của tôi: TGDD đã sáng suốt khi không đẩy mạnh đầu tư vào chuỗi nhà thuốc và chuyển sang Bách Hóa Xanh. 

Kết quả hình ảnh cho chuỗi nhà thuốc Long Châu
Ảnh: internet

FPTShop cũng chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực dược phẩm bằng việc mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu. FPTShop cũng xác định giá trị đem lại khi mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu là kỹ năng và kinh nghiệm quản trị và phân phối chuỗi bán lẻ. Lợi nhuận của Long Châu cao hơn hẳn Phúc An Khang. Nhận định của tôi: FPTShop đang đầu tư đúng hướng với chuỗi nhà thuốc Long Châu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét