Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Lại về suy nghĩ và làm giàu






Nghe cuốn sách Nghĩ giàu làm giàu (không phải của Hill) thấy rất hay. Vì giọng đọc rất truyền cảm và dễ nghe. Tóm tắt có các điểm chính sau đây.


  • Nâng tầm cuộc sống. Hãy quyết định làm những gì bạn muốn và không làm những gì bạn không muốn.
  • Giàu có là quyền và nghĩa vụ của mỗi người cần có. Bạn được sinh ra để giàu có.
Kết quả hình ảnh cho decide to be wealth


  • Suy nghĩ cần hướng đến sự giàu có. Và tập trung vào những thứ bạn muốn.
Kết quả hình ảnh cho focus on your goal
  • Làm giàu không phụ thuộc vào môi trường, công việc hay do bạn tài giỏi hay không. Giàu có chỉ phụ thuộc vào chính bạn.
Kết quả hình ảnh cho rich science is mind science
  • Giàu có đến khi mục đích của bạn hài hòa với mục đích của thượng đế.
Kết quả hình ảnh cho great values make money
  • Giàu có đến khi bạn biết ơn với mọi thứ mình có.

  • Giàu có đến khi bạn hành động  không sợ thất bại để đạt được mục đích của mình.

  • Bạn có được sự giàu có khi bạn tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho những người đang cần nó.
Kết quả hình ảnh cho human make great value
  • Bạn có được sự giàu có khi bạn hành động hiệu quả.
Kết quả hình ảnh cho effective actions


Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Sapiens - Lược sử về loài người


Theo cuốn Lược sử loài người thì con người tiến hóa lên mức cao hơn các loài do các tiến hóa sau đây.

Đứng thẳng trên hai chân. Bị trả giá là phụ nữ đẻ con khó hơn, người mẹ gặp nhiều rủi ro hơn do xương chậu hẹp lại. Bệnh vôi hóa đốt sống cổ.

Kết quả hình ảnh cho tiến hóa dáng đứng của con người

Bộ não lớn nên tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Não người sử dụng 20% lượng oxy trong máu. Và chiếm 2% tổng trọng lượng cư thể. Năm 1860, trọng lượng trung bình của bộ não một người đàn ông là 1372 gam. Trong khi đó, một con khủng long cao 9 m, bộ não của nó có kích thước của một quả óc chó và chỉ nặng 70 gam.

Biết dùng lửa để nấu chín thức ăn. Do đó, hấp thụ được nhiều năng lượng hơn và thời gian ăn uống ít hơn. Tiết kiệm thời gian hơn. Lửa cũng giúp chống lại các loài có sức tấn công mạnh hơn như sư tử.
Kết quả hình ảnh cho biết dùng lửa

Chiến tranh là kết quả do nỗi sợ hãi trong tiềm thức của loài người. Việc ăn nhiều chất ngọt cũng là do tổ tiên chúng ta ngày xưa ăn thiếu chất ngọt mà ra. Sự "háo ngọt" này cũng đã nằm trong tiềm thức.

Niềm tin và trí tưởng tượng
Biết tán gẫu và các cộng đồng người từ 150 người trở xuống được quản lý theo cách tán gẫu này. Với các cộng đồng có số lượng người cao hơn 150 được quản lý theo những chuyện hư cấu, không có thật, vào niềm tin. Nhờ có trí tưởng tượng mà loài người biết kể những câu chuyện không có thật. Và do đó, con người giờ đây không phân biệt được thực tế và tưởng tượng :)

Tán gẫu


Lãnh đạo cộng đồng để tiếp tục tiến hóa và phát triển 




Theo wiki

Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Vài cảm nghĩ khi đọc cuốn "Đi tìm lẽ sống"

Kết quả hình ảnh cho đi tìm lẽ sống

Chưa đọc hết cuốn "Đi tìm lẽ sống-Man search for meaning". Mình thấy cuộc đời mình thật hạnh phúc sau khi đọc mỗi trang sách.


Mình nhận ra rằng con người luôn có khoảng tự do riêng (ý nghĩa riêng) của mình mà không thể bị tước đoạt bởi bất kỳ ai khác, một hoàn cảnh hay bất kỳ một thế lực nào khác. Khoảng riêng tư này làm cho mỗi người thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa và họ được hoàn toàn tự do tuyệt đối trong không gian này.

Cuộc sống của mỗi người thay đổi theo sự xây dựng bằng trí tưởng tượng và bằng niềm tin của mỗi người. Không gian riêng này-niềm tin này làm cho mỗi người có hành động và cuộc sống khác đi. Nó có thể làm cho cuộc sống của mọi người quanh họ được tốt đẹp hơn bằng cách chính họ trở nên tốt đẹp hơn. Hay ngược lại tùy vào niềm tin của mỗi người.

,

Hầu hết con người chúng ta đều có khoảng tự do riêng này là sự khát khao được chúng tỏ bản thân mình, được công nhận và được vui vẻ, hạnh phúc. Vì rằng bản chất của cuộc sống là phát triển tiến lên và đóng góp giá trị. Và hoàn cảnh hay sự kiện không có ý nghĩa gì cho đến khi bạn hành động-phản ứng và tạo ra ý nghĩa cho hành động đó.

Nguyên văn:

“Forces beyond your control can take away everything you possess except one thing, your freedom to choose how you will respond to the situation. You cannot control what happens to you in life, but you can always control what you will feel and do about what happens to you.”— Viktor E. Frankl

Như tác giả viết
Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi Tìm Lẽ Sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa.

Nhiệm vụ lớn lao nhất của mỗi người là tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người “có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn”. Ông thừa nhận rằng chỉ có một số ít tù nhân của Đức quốc xã là có thể giữ được những phẩm chất ấy, nhưng “chỉ cần một ví dụ như thế cũng đủ chứng minh rằng sức mạnh bên trong của con người có thể đưa người ấy vượt lên số phận nghiệt ngã của mình”. 

Rốt cục, con người không nên đặt ra câu hỏi ý nghĩa của cuộc sống là gì, mà phải nhận ra câu hỏi đó được đặt ra cho chính mình. Nói ngắn, mỗi ý nghĩa đều được đặt ra bởi cuộc sống; và họ chỉ có thể trả lời cho cuộc sống bằng cách trả lời cho cuộc đời của chính mình; đối với cuộc sống, họ chỉ có thể đáp lại bằng việc sống có trách nhiệm.

Điều này có nghĩa là bạn luôn phải trả lời câu hỏi cho cuộc đời mình:

  • Điều gì bạn làm sẽ khiến cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa?
  • Bạn muốn trở thành người như thế nào?
  • Tại sao bạn muốn trở thành người như thế?
Về tác giả

Viktor Frankl
- Sinh ngày 26/03/1905 ở Áo, trong một gia đình công chức người Do Thái. 16 tuổi đã có bài đăng ở Tạp chí phân tâm học quốc tế.

- 1923: Theo học ngành Y tại Đại học Vienna. 1930 – 1937: Là bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Đại học Y ở thủ đô Vienna, Áo.

-1939: Trưởng Khoa Thần kinh tại Bệnh viện Rothschild.

- 1942: Được cấp thị thực định cư ở Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại Vienna vì còn cha mẹ già ở đó.

- 9/1942: Ông và cả gia đình bị chính quyền phát xít bắt. Ông trải qua 3 năm trong 4 trại tập trung: Theresienstadt, Auschwitz-Birkenau, Kaufering và Türkheim.

- 1945: Được giải thoát khỏi trại tập trung, ông chỉ còn trơ trọi trên đời: Tilly – người vợ trẻ cùng đứa con trong bụng đã chết trong trại tập trung Bergen-Belsen; cha mẹ và em trai ông cũng đều chết trong trại. Vượt qua nỗi mất mát và suy sụp của mình, ông vẫn tiếp tục làm việc tại Vienna với tư cách là một chuyên gia về tâm thần học, chữa trị cho các nạn nhân chiến tranh.

- 1946: Ông viết lại bản thảo cuốn sách đã bị tiêu hủy khi bị bắt vào trại tập trung (The Doctor and the Soul) và cũng trong năm đó – chỉ trong vòng 9 ngày – ông đã viết xong Man Search’s for Meaing (Người đi tìm lẽ sống).

- Ông được mời diễn thuyết ở khắp các châu lục, giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng như Harvard, Stanford, Pittsburgh. 29 trường đại học đã tặng ông học vị danh dự. Hiệp hội Bệnh Tâm thần Mỹ đã vinh danh ông với Giải thưởng Oskar Pfister.

- Ở tuổi 90, Frankl vẫn tiếp tục tham gia đối thoại với các du khách từ khắp nơi trên thế giới và trả lời thư riêng cho hàng trăm bức thư ông nhận được mỗi tuần.

- Ông mất ngày 02/09/1997 tại Vienna do suy tim ở tuổi 92.

Nguồn: nhasachphuongnam.com ohay.tv

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

20 tiêu chuẩn vàng quốc gia về ăn uống lành mạnh (áp dụng sẽ khoẻ mạnh cả đời)


Có câu nói nổi tiếng khi muốn ngụ ý nói về một việc làm cần thời gian, phương pháp và sự kiên trì, đó là "Thành Rome không thể xây dựng trong một ngày, cũng như sức khoẻ không thể nhờ một ngày mà có". Ngoài yếu tố di truyền do cha mẹ sinh ra là khó thay đổi, còn lại thói quen ăn uống có thể quyết định phần lớn sức khoẻ của mỗi người.
Bài viết này được trích trong tài liệu "Dinh dưỡng lâm sàng Trung Quốc" với nội dung: Tiêu chuẩn vàng về nguyên tắc ăn uống, mỗi người đều nên dành ít phút xem và đối chiếu với các ăn uống của mình, để biết bạn cẩn sửa đổi bổ sung gì hay không. Áp dụng được những nguyên tắc này, sức khoẻ của bạn sẽ được lợi suốt đời.
Nếu khi ăn mà bạn ngồi thả lỏng cơ thể, chùng lưng thì rất dễ dẫn đến bệnh gù lưng. Chúng ta đều biết, ngồi không ngay ngắn có thể khiến cho thực quản và dạ dày bị áp lực đè lên ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá.
Ngoài ra, ngồi bàn thấp hoặc ngồi trên ghế sofa hay ngồi xổm để ăn, có thể gây áp lực lên thành bụng, cản trở tuần hoàn máu ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tim và phổi.
Tư thế ngồi ăn chuẩn nhất là ngồi thẳng lưng, để dạ dày không phải chịu bất kỳ áp lực nào.
2. Khi quá đói thì nên ăn một ít cháo
Khi bạn đói, sẽ rơi vào cảm giác thèm ăn cực độ, nhìn thấy gì cũng muốn ăn ngay.
Thực tế cho thấy, trong tình huống này, dạ dày đường ruột đang trong trạng thái bị tổn thương, nếu ăn nhiều và nhanh trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến hiện tượng thực phẩm tích tụ.
Khi bạn quá đói, hãy ăn uống một cách chậm rãi, lựa chọn những thứ dễ trôi như cháo, mì hoặc bún miến các loại, sau đó mới tiếp tục ăn các món ăn bình thường.
Nếu đói quá thì không nên ăn các loại thực phẩm như sữa, đậu nành, dữa chua vì có thể dẫn đến các vấn đề bất thường về tiêu hoá.
3. Mỗi bữa ăn cách nhau từ 4-6 giờ
Khoảng cách giữa 2 bữa ăn nếu quá dài hoặc quá ngắn sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thể.
Nếu để quá lâu sẽ gây ra cảm giác đói quá mức, tác động đến năng suất lao động và hiệu quả công việc, nhưng nếu thời gian quá ngắn, các cơ quan tiêu hóa không được nghỉ ngơi hợp lý, sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tiêu hóa. Thức ăn thường nằm trong dạ dày khoảng 4-5 giờ, vì vậy khoảng cách hai bữa ăn từ 4-6 giờ là thích hợp.
4. Nên ăn thực phẩm bạn thích trước
Chuyên gia cho rằng, việc ăn các món ăn mà mình cảm thấy thích hơn sẽ làm cho bạn cảm thấy hài lòng hơn trong bữa ăn, từ đó tạo tâm trạng vui vẻ, cảm giác sung mãn, từ đó tạo cảm giác no nhanh hơn, giúp bạn tránh được việc ăn quá nhiều.
5. Đừng dùng đến não ngay sau khi ăn
Sau bữa ăn, máu của cơ thể sẽ chảy vào các cơ quan tiêu hóa, dẫn đến não bị thiếu máu cục bộ. Tại thời điểm này nếu dùng não có thể gây ra căng thẳng tinh thần, suy giảm trí nhớ và các vấn đề khác, cũng có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và mạch não.
Do đó, chúng ta phải nghỉ ngơi sau bữa ăn nửa giờ hoặc nhiều hơn trước khi đi làm việc. Nghe nhạc, đi bộ chậm là một lựa chọn tốt.
6. Đừng nói về sự thất vọng khi ăn
Nói chuyện trong bữa ăn sẽ làm giảm tần suất nhai thức ăn và giảm sản xuất nước bọt, do đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Một nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng thảo luận các vấn đề phức tạp hoặc không hài lòng trong bữa ăn có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tiêu hóa. Nếu nói thì nên chọn một số chủ đề đơn giản và thú vị.
7. Nên ăn sáng bằng thức ăn nóng
Vào buổi sang sớm, dây thần kinh và mạch máu của cơ thể vẫn đang trong trạng thái co thắt, nếu bạn ăn thức ăn lạnh, có thể gây ra chứng chuột rút. Y học Trung Quốc cho rằng ăn sáng nên ăn thức ăn nóng để giúp bảo vệ dạ dày.
8. Nửa giờ sau bữa ăn mới nên uống trà
Không uống trà ngay sau bữa ăn, nếu không nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa thực phẩm. Đồng thời, axit tannic trong trà khi kết hợp với protein trong thực phẩm sẽ tạo ra các chất đông đặc sẽ làm khó cho việc tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
Sau bữa ăn nửa giờ mới uống trà có thể thúc đẩy sự tiêu hóa và hấp thu, đồng thời trà có thể đóng một vai trò trong việc khử trùng và chăm sóc răng.
9. Không ăn đồ uống lạnh vào ban đêm
Sau 7 giờ tối, cơ thể chuyển hóa chất lỏng giảm, nếu ăn thức ăn lạnh, đặc biệt là đồ uống lạnh, vì loại đồ uống này không giúp loại bỏ mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
10. Sau khi ăn chỉ nên ăn ít đồ tráng miệng
Bữa ăn chính thường đã có đủ đường, nếu bạn lại ăn thêm nhiều món tráng miệng, cơ thể sẽ phải hấp thụ lượng glucoza, tinh bột dư thừa. Đặc biệt là sau khi ăn những món ăn chứa nhiều dầu mỡ thì không nên tiếp tục ăn món tráng miệng.
11. Nên ăn nhiều rau màu sẫm
Rau màu tối thường chỉ các loại rau có màu xanh lá đậm, màu đỏ, màu tím. Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến cáo hàng ngày nên ăn 0,5 kg rau, trong đó rau màu sẫm chiếm hơn một nửa lượng rau ăn trong ngày, vì loại rau này có hàm lượng vitamin C cao gấp đôi so với màu nhạt.
12. Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật
Nếu chỉ ăn dầu thực vật sẽ khiến cơ thể tăng peroxit, từ đó tăng tốc độ lão hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin của cơ thể và tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú, ung thư ruột kết. Mỡ động vật có chứa axit polyenoic tốt cho tim mạch, lipoprotein và các chất khác.
Các chuyên gia khuyên, nên dùng 1 phần mỡ động vật kết hợp với 2 phần dầu thực vật để sử dụng thì chúng sẽ bổ sung cho nhau.
13. Môi trường ăn uống nên yên tĩnh
Một nghiên cứu của Đại học Manchester ở Anh cho thấy, khi ăn trong môi trường tiếng ồn quá cao, người ăn sẽ cảm thấy ít nhạy cảm với vị ngọt và mặn của thực phẩm. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng môi trường ăn uống ồn ào có thể làm cho hương vị của món ăn trở nên kém ngon.
Các chuyên gia khuyên không nên chọn nhà hàng ồn ào, hãy chọn nơi ăn uống có nhạc nền nhạc êm ả có thể làm cho việc ăn uống trở nên ngon hơn.
14. Đừng ăn một mình
Ăn một mình thường sẽ có tâm trạng không đủ vui vẻ và chế độ ăn uống thường qua loa đơn điệu, từ đó có thể gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng. Nên ăn cùng đồng nghiệp, bữa ăn gia đình, cách này sẽ cảm thấy thoải mái, sự tiết dịch dạ dày mạnh mẽ hơn, có thể làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, khi ăn nhiều người, sẽ chọn nhiều loại thức ăn, mỗi món chọn ăn một chút sẽ đảm bảo đạt được sự cân bằng dinh dưỡng hơn.
15. Ăn canh xương nên thêm giấm
Sự hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể dựa trên nhiều yếu tố. Thực phẩm giàu canxi là sữa, trứng, canh xương, cá tôm, đậu nành và nhiều loại thực phẩm khác. Sự thiếu axit trong hệ thống tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi. Do đó, khi nấu ăn đúng cách để cho một ít giấm, có thể làm cho canxi trong thực phẩm chuyển hoá thành loại canxi acetate dễ hấp thu hơn.
16. Mỗi ngày một lần ăn thực phẩm chất xơ
Cơ thể con người khi ăn quá nhiều mỡ và protein, khi kết hợp với các hoạt động của nấm E. coli trong đại tràng sẽ biến nó thành chất cặn bã có hại. Trong khi đó, nếu có các sợi chất xơ thô, chúng sẽ giúp đào thải nhanh các chất độc hại.
Vì vậy, mỗi ngày tốt nhất nên ăn một ít thực phẩm giàu chất xơ thô, chẳng hạn như yến mạch, gạo nâu, lúa mạch, khoai lang, ngô và thực phẩm tương tự như vậy.
17. Nhai nhiều thức ăn cứng
Theo các độ tuổi khác nhau, có thể nên ăn thêm một số lượng thích hợp thực phẩm cứng, chẳng hạn như trái cây, mía, dưa chuột...
Điều này là do khi ăn thực phẩm cứng bạn sẽ phải "bỏ công sức" để nhai, khi nhai sẽ làm gia tăng về số lượng hoặc tần số lần nhai giúp tăng tốc độ tuần hoàn máu của não, sự hoạt hóa vỏ não được tăng lên đáng kể, các chức năng não hoạt động hiệu quả sẽ ngăn chặn lão hóa và ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
18. Nhai chậm
Việc nhai chậm sẽ giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chuyên gia khuyên rằng, cách hiệu quả để thực hiện việc này là đặt đũa xuống trong khi nhai, làm sao để bạn tập trung nhai, mỗi miếng nên nhai khoảng 30 lần là tốt nhất.
19. Ăn ít muối
Các ấn bản mới của cẩm nang Hướng dẫn cách ăn của người Mỹ khuyến cáo rằng lượng muối ăn mỗi người mỗi ngày nên được giảm xuống còn 2300 mg (khoảng một muỗng cà phê) hoặc ít hơn.
Những người trên 51 tuổi và những người bị các chứng bệnh mạn tính như huyết áp cao và tiểu đường nên giảm lượng muối tiêu thụ dưới 1500 miligam/ngày.
20. Không lạm dụng gia vị
Nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy các gia vị tự nhiên như quế và thì là có chứa ít nhiều safrole, có thể gây ung thư gan. Ăn nhiều sẽ không chỉ khô miệng, đau họng, thiếu năng lượng, mà còn dễ dẫn đến bài tiết acid dạ dày quá mức, đầy hơi. Do đó, đừng quá lạm dụng chúng khi nấu ăn.
*Theo Health/Sina