Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Về nụ cười

Kết quả hình ảnh cho vietnam smile

Nụ cười đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. Ngày hôm qua, tôi thấy người bán cafe, bán vé xem phim không cười. Nếu như họ cười thì họ sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn và giúp cho mọi người xung quanh họ cũng có được niềm vui và niềm hạnh phúc đó.

Niềm vui có tính lan truyền và bạn nên nở nụ cười vì biết ơn cuộc sống này. Nở nụ cười vì họ đang sống trong một ngày đẹp đẽ và thanh bình. Nở nụ cười để cám ơn cuộc sống diệu kỳ đã mang lại cho bạn tất cả những điều diệu kỳ mà bạn có, gia đình hạnh phúc, sức khỏe, quần áo đẹp, thức ăn, ngôi nhà ấm áp, bạn bè, không khí và nước uống. Nụ cười khích lệ tinh thần làm việc của mỗi người.

Nụ cười sẽ xóa tan nỗi buồn chán, đau khổ và lo âu. Nụ cười sẽ đẩy lùi chiến tranh, đem lại điều thiện đến tâm hồn mỗi người. Nụ cười thắp lên tình yêu thương, vun đắp sự đoàn kết gia đình, bạn bè. Và hãy cười lên bạn nhé vì bạn chính là tuyệt tác của đấng tạo hóa đã mang đến cho cuộc đời này.

Và hãy cười lên khi bạn còn những chiếc răng hay ... không còn cái nào đi chăng nữa. :)

Kết quả hình ảnh cho smile when you still have teeth

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Sách hay Khuyến học hay tinh thần tự cường của người Nhật Bản (Fukuzawa Yukichi)



Kiên quyết không tham dự vào chính trị, toàn ý tập trung vào khai hóa văn minh, nâng cao dân trí, nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi là một trong những người có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật thời cận đại. Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị, ảnh hưởng sâu sắc, góp phần làm nên cái gọi là tinh thần người Nhật. Trong đó, Khuyến Học được xem là một tác phẩm quan trọng.

Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng lỗi lạc. Ông sinh năm 1834 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở Nakatsu, nay thuộc tỉnh Oita, Kyushu. Cha mất sớm, gia đình lâm vào khốn quẫn, ngay từ khi lên 4, Fukuzawa Yukichi đã cảm nhận sâu sắc nỗi tủi cực do chế độ đẳng cấp và tình cảnh ly tán của gia đình. 14 tuổi ông mới bắt đầu được đi học nhưng nhanh chóng nhận thấy Hán học, Nho giáo là thứ mị dân và cội nguồn của bất bình đẳng.

Lớn hơn một chút, ông quyết tâm tự học tiếng Anh. Nhờ ngoại ngữ này, Fukuzawa Yukichi tiếp xúc với những nền văn minh phương Tây, mở ra trong ông một chân trời tư tưởng mới. Với nguồn sáng tạo dồi dào, ông đã viết hàng loạt tác phẩm truyền tải dòng tư tưởng rộng mở đó, gây được sức ảnh hưởng sâu sắc, to lớn với lịch sử nước Nhật trong thời kỳ chuyển mình từ cuối thời Mạc phủ sang thời đại Minh Trị.


Trong hơn 15 tác phẩm nổi tiếng của Fukuzawa Yukichi, Khuyến Học không phải là tác phẩm đồ sộ nhất nhưng lại là có ảnh hưởng rộng nhất đến công chúng Nhật. Khi mới in lần đầu, cuốn sách này có một số lượng ấn bản kỷ lục là 3,4 triệu bản, trong khi dân số Nhật thời đó chỉ khoảng 35 triệu người, trở thành cuốn sách gối đầu giường của mọi người dân Nhật trong thời kỳ Duy Tân. Kể từ năm 1942 đến năm 2000, riêng nhà xuất bản Iwanami Bunko đã tái bản đến 76 lần. Cuốn sách nhanh chóng bước ra thế giới và trở thành tác phẩm có ảnh hưởng lớn, nhất là với những quốc gia khu vực châu Á.

Trong Khuyến Học, Fukuzawa Yukichi khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác biệt là do trình độ học vấn. Đó là tinh thần cơ bản của con người và mục đích thực thụ của học vấn. Fukuzawa Yukichi viết: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Tuyên ngôn của ông đã gây kinh ngạc và bàng hoàng cho đa số người Nhật, vốn bị trói buộc bởi đẳng cấp, thân phận, quen phục tùng phó mặc và e sợ quan quyền suốt hàng trăm năm dưới chính thể phong kiến Mạc phủ.

Đi sâu vào phương pháp học, Fukuzawa Yukichi phê phán lối học lý thuyết, học thuật theo kiểu vẹt và nhấn mạnh con người phải xây dựng nền học vấn dựa trên thực tế, phải gắn liền với cuộc sống hằng ngày, phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập và tính thực dụng.

Không phải ngẫu nhiên, Fukuzawa Yukichi được tôn vinh hình ảnh trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật. Là một nhà Tây học nhưng Fukuzawa Yukichi cũng là người đề xuất tiếp thu văn minh phương Tây chọn lọc. Ông đề cao quan điểm bảo vệ những giá trị cốt lõi và tinh hoa của dân tộc bên cạnh việc học hỏi sự tiến bộ của Tây Âu để tạo ra những bước phát triển bền vững cho dân tộc.

Tinh thần của Fukuzawa Yukichi cũng là cách làm mà các dân tộc châu Á ứng dụng trong qua trình tiếp kiến văn hóa, khoa học, giáo dục phương Tây.

Gần 150 năm, tính từ lần xuất bản đầu tiên (năm 1872), Khuyến Học vẫn là tác phẩm đậm chất thời sự và giàu tính ứng dụng. Xuất bản ở Việt Nam, Khuyến Học do dịch giả Phạm Hữu Lợi chuyển ngữ, Nhã Nam, Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành. Sách vẫn đang là tác phẩm bán chạy sau nhiều năm có mặt.

Nguồn NCDT.

Sách hay Nghệ thuật bài trí của người Nhật (Marie Kondo)

Hình ảnh có liên quan

Lời nói đầu

Bạn đã từng dọn nhà đến phát điên, chỉ để nhận ra rằng chẳng bao lâu sau ngôi nhà hoặc nơi làm việc của mình lại bừa bộn như cũ? Nếu đúng như vậy, hãy để tôi chia sẻ với bạn bí quyết để chấm dứt việc đó. Trong cuốn sách này, tôi trình bày cách dọn dẹp không gian theo một cách sẽ vĩnh viễn thay đổi cuộc sống của bạn. Bạn nghĩ điều này là không thể? Đó là phản ứng thông thường của mọi người và không có gì ngạc nhiên, nếu xét đến chuyện hầu hết mọi người đều từng trải qua “hiệu ứng phục hồi nguyên trạng” ít nhất một lần, nếu không nói là nhiều lần, sau khi dọn nhà.

Phương pháp KonMari là một cách đơn giản, thông minh và hiệu quả để vĩnh viễn xóa bỏ sự bừa bộn. Hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ. Sau đó sắp xếp không gian của bạn, kỹ càng, hoàn chỉnh, trong một lần. Nếu chấp nhận chiến lược này, bạn sẽ không bao giờ phải trở lại tình trạng bừa bộn nữa.

Mặc dù cách tiếp cận này đi ngược lại với hiểu biết thông thường, tất cả những người từng áp dụng Phương pháp KonMari đều thành công trong việc giữ cho ngôi nhà của mình ngăn nắp. Việc sắp xếp nhà cửa có tác động đến tất cả những phương diện khác của cuộc sống – trong đó có công việc và gia đình. Với việc dành tới hơn 80% thời gian trong cuộc đời cho chủ đề này, tôi biết việc dọn dẹp nhà cửa cũng có thể thay đổi cuộc sống của bạn.

Chuyện này nghe có quá ảo tưởng không? Nếu bạn nghĩ rằng dọn nhà chỉ là bỏ đi một thứ không cần thiết hay thi thoảng dọn lại phòng một chút thì đúng là nó sẽ không có mấy tác động. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi cách tiếp cận, việc dọn dẹp nhà cửa có thể có tác động vô cùng lớn.

Tôi bắt đầu đọc các tạp chí dành cho các bà nội trợ từ khi mới lên 5 tuổi và chính việc đó đã truyền cảm hứng cho tôi, từ năm 15 tuổi, tôi đã tiến hành nghiên cứu nghiêm túc về việc dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa, Phương pháp KonMari được hình thành từ đó (KonMari là biệt danh, được ghép từ tên và họ của tôi). Giờ tôi là một chuyên gia tư vấn về dọn dẹp và dành hầu hết thời gian để ghé thăm các ngôi nhà và trụ sở làm việc, đưa ra những lời khuyên thực tế cho những người gặp khó khăn khi dọn dẹp, hoặc dọn dẹp mà gặp phải vấn đề trở lại trạng thái cũ, hoặc muốn sắp xếp mọi thứ gọn gàng mà không biết bắt đầu từ đâu.

Số lượng những thứ mà các khách hàng của tôi đã vứt bỏ, từ quần áo và đồ lót cho tới các bức ảnh, bút viết, các mẩu cắt ra từ tạp chí và các mẫu mỹ phẩm trang điểm là không kể xiết. Tôi không hề phóng đại. Tôi từng giúp đỡ những khách hàng bỏ đi tới 200 túi rác loại 45 lít trong một lần dọn dẹp.

Từ những gì tôi đã khám phá được về nghệ thuật sắp xếp và vô vàn kinh nghiệm có được nhờ giúp đỡ những người bừa bộn trở nên gọn gàng, tôi có thể tự tin nói rằng: Việc sắp xếp lại nhà cửa thật ấn tượng sẽ tạo ra những thay đổi ấn tượng tương ứng trong phong cách sống và quan điểm của bạn. Đó là vấn đề mang tính thay đổi cuộc đời. Ý tôi là vậy. Dưới đây là một vài lời xác nhận mà tôi nhận được hàng ngày từ các khách hàng của mình:

“Sau khóa học của chị, tôi đã nghỉ việc và tự bắt đầu một công việc mà tôi luôn mơ ước từ khi còn nhỏ.”

“Khóa học của chị đã dạy tôi thấy được điều gì mình thực sự cần và điều gì không. Vậy nên tôi đã li dị. Giờ đây, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều.”

“Người mà tôi luôn muốn họ liên lạc với tôi mới đây đã liên hệ với tôi rồi.”

“Tôi rất vui khi báo với chị rằng từ khi dọn sạch căn hộ của mình, việc bán hàng của tôi thật sự được cải thiện rất nhiều.”

“Vợ chồng tôi hòa hợp với nhau hơn nhiều rồi.”

“Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng chỉ nội việc vứt bỏ bớt các thứ đi lại có thể thay đổi cuộc sống của tôi nhiều đến thế.”

“Cuối cùng tôi cũng giảm được 3 kg.”

Khách hàng của tôi dường như luôn hạnh phúc và rõ ràng việc dọn dẹp nhà cửa đã thay đổi cách suy nghĩ và tiếp cận cuộc sống của họ. Trên thực tế, nó đã thay đổi tương lai của họ. Tại sao lại như vậy? Vấn đề này sẽ được nhắc đến chi tiết trong phần sau của cuốn sách, nhưng về cơ bản, khi bạn giữ nhà cửa gọn gàng, bạn cũng giữ cho mọi việc và quá khứ của bạn “gọn gàng”. Kết quả là bạn có thể thấy khá rõ ràng rằng bạn cần và không cần điều gì, bạn nên và không nên làm gì trong cuộc sống.

Hiện tại tôi đang cung cấp một khóa học cho các khách hàng tại nhà và cho các chủ công ty tại nơi làm việc của họ. Tất cả những bài học đều rất riêng tư, chỉ có tôi và khách hàng, và tôi lúc nào cũng đông khách. Giờ tôi có danh sách khách hàng chờ trong ba tháng và ngày nào tôi cũng nhận được câu hỏi của những người được các khách hàng cũ giới thiệu hoặc họ đã nghe được về khóa học của tôi từ người khác. Tôi đi khắp Nhật Bản và đôi khi ra cả nước ngoài. Vé cho một trong các buổi nói chuyện cho các bà nội trợ và các bà mẹ bán hết chỉ sau một đêm. Còn có cả một danh sách chờ nối tiếp vào danh sách chờ hiện tại. Thế nhưng tỉ lệ khách hàng lặp lại của tôi là con số không. Xét từ quan điểm kinh doanh, điều này dường như là một sai lầm tai hại. Nhưng liệu việc khách hàng không phải quay lại thực chất lại là bí quyết để phổ biến phương pháp của tôi thì sao?

Như tôi đã nói ban đầu, những người sử dụng Phương pháp KonMari không bao giờ rơi vào tình trạng bừa bãi nữa. Vì có thể giữ không gian của mình gọn gàng nên họ cũng không cần phải quay lại để học thêm. Tôi thường xuyên kiểm tra những người hoàn thành các khóa học của tôi xem tình trạng của họ thế nào. Trong hầu hết các trường hợp, không chỉ ngôi nhà hay nơi làm việc của họ vẫn gọn gàng ngăn nắp mà họ còn đang tiếp tục cải thiện không gian của mình. Có một điều rõ ràng trong những bức ảnh mà họ gửi cho tôi đó là, họ có ít đồ dùng cá nhân hơn so với khi họ hoàn thành khóa học, họ cũng có rèm cửa và đồ đạc mới. Xung quanh họ chỉ có những thứ mà họ yêu thích.

Tại sao khóa học của tôi có thể thay đổi mọi người? Bởi vì cách tiếp cận của tôi không chỉ là một kỹ năng. Hoạt động dọn dẹp là một chuỗi những hành động đơn giản mà trong đó đồ vật được di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nó bao gồm cả việc bỏ bớt đồ dùng đi. Nghe có vẻ đơn giản đến mức một đứa trẻ sáu tuổi cũng có thể làm được. Thế nhưng phần lớn mọi người đều không làm được. Nguyên nhân không phải vì họ thiếu kỹ năng mà phần nhiều là vì họ thiếu nhận thức và không có khả năng dọn dẹp hiệu quả. Nói cách khác, gốc rễ của vấn đề nằm ở sự chú ý. 90% thành công phụ thuộc vào tư duy của chúng ta. Trừ một số ít những người may mắn sinh ra đã có kỹ năng sắp xếp gọn gàng, còn chúng ta nếu không chú tâm vào vấn đề này thì tình trạng trở lại trạng thái cũ là điều tất yếu cho dù chúng ta có vứt bỏ bao nhiêu đồ dùng và sắp xếp mọi thứ thông minh đến đâu đi chăng nữa.

Vậy làm thế nào để tư duy đúng cách? Chỉ có một cách, rất ngược đời, đó là có được kỹ năng chuẩn xác. Hãy nhớ rằng: Phương pháp KonMari mà tôi miêu tả trong cuốn sách này không chỉ là một bộ quy tắc về việc phân loại, sắp xếp và bỏ bớt đồ dùng. Nó còn là chỉ dẫn để có được tư duy đúng đắn về việc tạo ra trật tự và trở thành một người ngăn nắp.

Tất nhiên, không phải tất cả các học viên của tôi đều hoàn thiện nghệ thuật dọn dẹp nhà cửa. Không may là có một vài người phải dừng lại vì lý do này hay lý do khác trước khi hoàn thành khóa học. Và có người dừng lại vì họ trông đợi tôi sẽ làm công việc đó cho họ. Với tư cách là một chuyên gia và là người sùng bái nghệ thuật sắp xếp, tôi có thể nói ngay với bạn rằng dù tôi có nỗ lực sắp xếp không gian của người khác đến đâu, tôi có đặt ra một kế hoạch hoàn hảo như thế nào, thì tôi cũng không thể sắp xếp ngăn nắp ngôi nhà của người khác theo đúng nghĩa của thuật ngữ này. Tại sao lại thế? Bởi vì nhận thức và quan điểm của một người về phong cách sống của riêng mình quan trọng hơn bất kì kỹ năng phân loại, xếp dọn hay kỹ năng nào khác. Sự ngăn nắp phụ thuộc vào những giá trị rất cá nhân về việc một người muốn sống như thế nào.

Phần lớn mọi người đều thích sống trong một không gian sạch sẽ và ngăn nắp. Bất kì ai từng cố gắng sắp xếp nhà cửa gọn gàng, dù chỉ một lần, sẽ đều muốn giữ nhà mình ngăn nắp như thế. Nhưng nhiều người không tin rằng mình có thể làm được điều đó. Họ thử rất nhiều phương pháp dọn dẹp khác nhau chỉ để phát hiện ra mọi thứ sẽ sớm trở lại như thường. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng mọi người đều có thể giữ cho không gian của mình được ngăn nắp.

Để làm được điều này, bạn cần xem xét thật thấu đáo thói quen và quan niệm của mình về việc dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa. Điều này có vẻ sẽ tốn rất nhiều công sức, nhưng đừng lo. Khi đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ sẵn sàng và tràn đầy quyết tâm. Mọi người thường nói với tôi rằng: “Tôi sinh ra đã không có khả năng sắp xếp gọn gàng. Tôi không làm được đâu”, hoặc “Tôi không có thời gian” nhưng tình trạng bừa bãi không có tính di truyền và cũng không liên quan đến chuyện thiếu thời gian mà là do những suy nghĩ sai lầm về việc sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa, như “tốt nhất là cứ dọn từng phòng một” hoặc “mỗi ngày dọn một chút thì hiệu quả hơn” hoặc “việc bỏ bớt đồ nên làm theo kế hoạch”.

Tại Nhật, mọi người tin rằng những việc như dọn phòng và dọn nhà vệ sinh ngăn nắp và sạch sẽ mang lại may mắn, bởi nếu nhà bạn bừa bộn thì hiệu quả của việc đánh bóng bồn vệ sinh cũng ít có tác dụng. Điều tương tự cũng đúng với việc thực hành thuật phong thủy. Chỉ khi nhà cửa gọn gàng và ngăn nắp thì việc bài trí nội thất mới có ý nghĩa.



1. Tại sao tôi không thể giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp?

Nếu không có phương pháp, bạn không thể dọn dẹp gọn gàng

Khi tôi nói với mọi người rằng công việc của tôi là dạy người khác cách sắp xếp mọi thứ gọn gàng ngăn nắp, tôi thường bắt gặp những cái nhìn ngạc nhiên. “Chị có thể thật sự kiếm tiền bằng việc đó sao?” là câu hỏi đầu tiên của họ. Và câu hỏi tiếp theo là “Liệu mọi người có cần học cách dọn dẹp không?”.

Quả thật là trong khi các trường học và các huấn luyện viên cung cấp rất nhiều khóa học về mọi thứ, từ nấu ăn, làm vườn cho tới thiền và yoga, nhưng bạn sẽ rất khó tìm thấy các lớp học cách sắp xếp và dọn dẹp. Có một quan niệm phổ biến là không cần phải dạy dọn dẹp vì người ta có được kỹ năng này một cách tự nhiên. Các kỹ năng nấu nướng và công thức nấu ăn được lưu truyền trong gia đình từ bà đến mẹ cho tới con gái nhưng bạn sẽ không bao giờ thấy có ai đó truyền lại bí quyết dọn dẹp cho nhau.

Hãy nhớ lại thời thơ ấu của chính bạn. Tôi dám chắc rằng phần lớn chúng ta đều từng bị người lớn trách mắng vì không dọn phòng, nhưng liệu có bao nhiêu bậc cha mẹ có ý thức hướng dẫn chúng ta dọn dẹp như một phần trong quá trình nuôi dạy? Trong một nghiên cứu về chủ đề này, chưa đến 0,5% người tham gia có câu trả lời “Có” cho câu hỏi “Bạn đã bao giờ được học cách sắp xếp dọn dẹp chính thức chưa?”. Bố mẹ yêu cầu chúng ta phải dọn sạch phòng mình, nhưng chính họ cũng chưa bao giờ được dạy cách làm điều đó. Tất cả chúng ta phải đều tự học cách dọn.

Những chỉ dẫn về việc dọn dẹp không chỉ bị bỏ bê trong các gia đình mà ở trường học cũng vậy. Các lớp học ở Nhật Bản và trên khắp thế giới có thể dạy bọn trẻ biết cách làm bánh hamburger hoặc cách dùng máy khâu để may một chiếc tạp dề, nhưng không hề có thời gian dành cho chủ đề dọn dẹp.

Đồ ăn, quần áo và chỗ ở là những nhu cầu cơ bản nhất của con người, vậy bạn có nghĩ rằng hẳn nhiên nơi chúng ta ở nên được coi trọng như những thứ chúng ta ăn và những gì chúng ta mặc. Trong hầu hết mọi nền văn hóa, việc dọn dẹp nhà cửa lại hoàn toàn bị xem nhẹ vì quan niệm sai lầm rằng con người sẽ biết các kỹ năng dọn dẹp cơ bản qua việc tự rèn luyện và do đó không cần phải học.

Liệu những người có kinh nghiệm dọn dẹp nhiều năm hơn người khác sẽ dọn dẹp tốt hơn không? Câu trả lời là “Không”. 25% học viên của tôi là những người phụ nữ ở độ tuổi 50 và phần lớn trong số họ đã dọn dẹp nhà cửa đến gần 30 năm – điều khiến họ trở nên kỳ cựu trong công việc này. Nhưng liệu họ có dọn dẹp nhà cửa gọn gàng hơn so với những cô gái ở độ tuổi đôi mươi không? Không. Rất nhiều người trong số họ đã dành nhiều năm để áp dụng những phương pháp truyền thống, chúng không hề có tác dụng và nhà của họ luôn ngập tràn những thứ không cần thiết và họ phải vật lộn để kiểm soát được mớ lộn xộn đó với những biện pháp cất giữ không hiệu quả. Làm sao chúng ta có thể trông mong rằng họ biết cách dọn dẹp trong khi bản thân chưa từng được học cách dọn dẹp đúng cách?

Nếu bạn cũng chưa biết cách dọn dẹp hiệu quả thì cũng đừng vội nản chí. Giờ là lúc bạn có thể học. Bằng cách học và áp dụng Phương pháp KonMari được giới thiệu trong cuốn sách này, bạn có thể thoát khỏi vòng dọn dẹp luẩn quẩn.

Dọn dẹp một lần và đúng cách
“Mỗi khi thấy chỗ mình bừa bãi là tôi lại dọn dẹp, nhưng cứ dọn xong, chẳng bao lâu sau nó lại bừa bộn như cũ.” Đây là lời phàn nàn phổ biến và các tạp chí hay đưa ra lời tư vấn là: “Đừng cố dọn dẹp toàn bộ ngôi nhà của bạn một lúc. Bạn sẽ gặp tình trạng trở lại trạng thái cũ mà thôi. Hãy tập thói quen mỗi lần dọn một chút.” Lần đầu tiên tôi vấp phải điệp khúc này là khi tôi năm tuổi. Là con giữa trong số anh chị em, tôi lớn lên với rất nhiều tự do. Mẹ tôi bận bịu với việc chăm sóc em gái mới sinh, còn anh trai lớn hơn tôi hai tuổi thì luôn dính chặt lấy tivi để chơi điện tử. Kết quả là hầu hết thời gian ở nhà tôi đều ở một mình.

Khi lớn lên, cách giết thời gian yêu thích của tôi là đọc các tạp chí về phong cách sống dành cho các bà nội trợ. Mẹ tôi theo dõi tờ ESSE – một tạp chí phong cách sống với đầy những bài báo về trang trí nội thất, bí quyết nội trợ và các bài viết đánh giá sản phẩm. Ngay khi người ta giao tạp chí đến nhà, tôi sẽ vồ lấy nó từ hòm thư, thậm chí trước cả khi mẹ tôi biết rằng nó đã đến, rồi xé toạc bì thư ra và chìm đắm vào nội dung bên trong. Trên đường từ trường về nhà, tôi thích dừng chân ở hiệu sách và xem qua Orange Page – một tạp chí nấu ăn rất nổi tiếng của Nhật. Tôi chưa biết đọc tất cả các chữ, nhưng những tờ tạp chí đó, với những bức ảnh chụp đồ ăn ngon lành, với những mẹo tuyệt hay để lau rửa vết bẩn và dầu mỡ, và các ý tưởng tiết kiệm từng đồng xu một, cũng lôi cuốn tôi như thể những tờ hướng dẫn chơi trò chơi đối với anh trai tôi vậy. Tôi sẽ gập một góc của trang có thông tin khiến tôi hứng thú và mơ tưởng về chuyện thử một vài lời khuyên trong đó.

Tôi cũng sáng tạo ra rất nhiều những “trò chơi” một mình. Chẳng hạn, có một hôm sau khi đọc bài báo về việc tiết kiệm tiền bạc, ngay lập tức tôi thực hiện “trò chơi tiết kiệm năng lượng” bằng cách đi một vòng quanh nhà và rút các thiết bị không sử dụng đến, cho dù tôi chẳng biết gì về các đồng hồ đo điện cả. Sau khi đọc một bài báo khác, tôi đổ đầy nước vào các bình nhựa và đặt chúng vào trong bình chứa nước xối bồn cầu để làm “một phép thử về việc tiết kiệm nước”. Những bài báo về việc cất giữ đồ đạc cũng truyền cảm hứng cho tôi trong việc biến các hộp sữa thành ngăn đựng đồ trong ngăn kéo bàn học và làm giá đựng thư từ bằng cách xếp chồng các vỏ hộp đựng băng video vào giữa hai thứ đồ đạc. Ở trường, trong khi những bạn khác chơi trò đuổi bắt hoặc nhảy dây, tôi lẩn đi để sắp xếp lại giá sách trong lớp hoặc kiểm tra tủ đựng đồ dọn dẹp vệ sinh, và nhận thấy những cách thức cất giữ đều không ổn. “Giá như có một chiếc móc chữ S thì sẽ dễ sử dụng hơn biết mấy” tôi nghĩ như thế.

Thế nhưng có một vấn đề dường như không thể giải quyết được: cho dù tôi đã dọn dẹp gọn ghẽ đến thế nào thì chẳng bao lâu sau, mọi thứ lại bừa bộn như cũ. Những ngăn đựng làm bằng vỏ hộp sữa trong ngăn kéo bàn học của tôi chẳng mấy chốc lại đầy bút mực. Giá đựng thư từ làm bằng vỏ đựng băng video bị nhồi đầy thư và báo đến mức đổ ụp xuống sàn. Với nấu nướng và may vá, mọi thứ đều hoàn hảo, tuy nhiên dù cho cũng dọn dẹp thường xuyên khi về nhà, nhưng dường như tôi chưa bao giờ cải thiện được tình hình – không chỗ nào giữ được gọn ghẽ trong một thời gian dài.

Tôi tự an ủi mình: “Chắc là không thể hơn được nữa. Vốn dĩ mọi thứ sẽ trở lại trạng thái cũ. Nếu cố gắng xử lý tình trạng này, rồi mình sẽ nản chí thôi.” Tôi đã đọc nhiều bài báo nói về tình trạng này và cho rằng đó là sự thật. Nếu bây giờ có một cỗ máy thời gian, tôi sẽ trở lại thời điểm đó và nói với chính mình: “Sai rồi. Nếu áp dụng phương pháp đúng, việc trở lại trạng thái cũ sẽ không bao giờ diễn ra nữa.”

Đa phần mọi người gắn cụm từ “trở lại trạng thái cũ” với việc ăn kiêng, nhưng khi sử dụng trong bối cảnh của việc dọn dẹp, nó vẫn có ý nghĩa. Về lô gic, dường như việc sự bừa bộn đột nhiên giảm mạnh cũng có tác dụng tương tự như khi cắt giảm mạnh lượng calori tiêu thụ – việc này mang lại sự cải thiện trong thời gian ngắn nhưng không duy trì được lâu dài. Nhưng bạn đừng thất vọng. Thời điểm bạn bắt đầu di chuyển đồ đạc và bỏ đi những vật dụng không cần thiết, thì khi đó căn phòng của bạn sẽ thay đổi. Đơn giản thôi. Nếu muốn cố gắng hết sức để khiến cho nhà cửa ngăn nắp gọn gàng, bạn sẽ cần phải dọn dẹp lại mọi thứ. Tình trạng trở lại trạng thái cũ chỉ diễn ra khi người ta tưởng nhầm là mình đã dọn dẹp hết mọi thứ trong khi trên thực tế, họ mới chỉ sắp xếp và cất giữ một phần đồ dùng trong nhà. Nếu đã dọn dẹp nhà cửa đúng cách, bạn sẽ giữ được phòng ốc luôn ngăn nắp gọn gàng, cho dù bạn có là người lười nhác hoặc bừa bộn bẩm sinh.

Dọn dẹp một chút mỗi ngày và thế là phải dọn dẹp mãi mãi
Còn về gợi ý cho rằng chúng ta nên dọn dẹp một chút mỗi ngày thì sao? Mặc dù nghe có vẻ thuyết phục nhưng bạn đừng ngốc ngếch làm theo. Lý do khiến bạn dường như không bao giờ có thể kết thúc được việc dọn dẹp chính là vì bạn chỉ dọn dẹp từng chút một.

Thay đổi những thói quen trong cuộc sống đã hình thành qua nhiều năm thường là việc cực kỳ khó khăn. Nếu cho đến giờ bạn vẫn chưa từng thành công trong việc duy trì dọn dẹp thường xuyên, vậy thì bạn sẽ không thể tạo dựng được thói quen dọn dẹp mỗi lần một chút được. Người ta phải thay đổi cách nghĩ trước khi có thể thay đổi thói quen. Và điều đó không hề dễ dàng! Rốt cuộc, thật sự khó có thể kiểm soát những suy nghĩ của chúng ta. Tuy nhiên, có một cách để nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của chúng ta về việc dọn dẹp.

Hồi học trung học, tôi tình cờ đọc một cuốn sách có tên là Nghệ thuật từ bỏ của Nagisa Tatsumi (Takarajimasha, Inc.) lý giải về tầm quan trọng của việc vứt bỏ những thứ không cần thiết. Tôi mua được cuốn sách này trên đường từ trường về nhà, cảm thấy tò mò với một chủ đề mà tôi chưa từng gặp trước đó, và tôi vẫn còn nhớ cảm xúc của mình khi đọc nó trên tàu điện ngầm. Tôi chăm chú tới mức suýt không kịp xuống tàu ở điểm dừng để về nhà. Ngay khi về đến nhà, tôi cầm một nắm túi đựng rác đi thẳng vào phòng và ở trong đó suốt mấy giờ liền. Mặc dù phòng tôi nhỏ thôi nhưng đến khi dọn xong, tôi đã có 8 cái túi đầy – quần áo chưa từng mặc, những cuốn sách giáo khoa từ hồi tiểu học, những món đồ chơi nhiều năm qua không còn chơi nữa, và cả những bộ sưu tập tẩy và con dấu. Tới lúc đó tôi đã quên phần lớn những thứ này cho dù chúng vẫn đang tồn tại. Tôi ngồi yên trên sàn khoảng một tiếng, nhìn đống túi đó và tự hỏi: “Thế quái nào mà mình lại giữ lại tất cả những thứ này?”

Tuy nhiên, điều khiến tôi thấy choáng váng nhất chính là sự thay đổi trong phòng của mình. Chỉ sau vài giờ, tôi đã có thể nhìn thấy được nhiều không gian trống trên sàn như thể chúng chưa bao giờ được thông thoáng như thế. Phòng của tôi dường như đã có biến chuyển lớn và có cảm giác không khí trong phòng sạch sẽ và tươi sáng đến mức khiến tâm trí tôi cũng cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn. Tôi nhận ra việc dọn dẹp có tác động lớn hơn cả những gì tôi từng hình dung. Kinh ngạc vì mức độ thay đổi này, kể từ ngày đó, tôi chuyển mối quan tâm từ việc nấu nướng và may vá mà tôi từng nghĩ là những việc nhà cơ bản, sang nghệ thuật dọn dẹp.

Bí quyết tối thượng để thành công trong dọn dẹp là: Nếu bạn dọn dẹp triệt để trong một lần, thay vì từng chút một, bạn có thể khiến não trạng của mình thay đổi mạnh mẽ. Điều này mang lại sự thay đổi sâu sắc đến mức nó động chạm tới những cảm xúc trong bạn và có những tác động không thể cưỡng lại được tới cách suy nghĩ cũng như những thói quen của bạn. Tất cả các khách hàng của tôi không tạo dựng thói quen dọn dẹp một cách từ từ. Họ chỉ thoát khỏi sự bừa bộn kể từ khi họ bắt đầu cuộc chạy marathon dọn dẹp của chính mình. Phương pháp này chính là chìa khóa để ngăn tình trạng trở lại trạng thái cũ.

Khi người ta trở lại với tình trạng bừa bộn cho dù trước đó họ đã cố gắng dọn dẹp, thì đó không phải lỗi của căn phòng hay những vật sở hữu của họ mà là do cách nghĩ của họ. Thậm chí nếu như ban đầu họ hứng khởi thì sau đó họ vẫn phải đấu tranh để duy trì động lực và những nỗ lực của họ cứ đuối dần. Nguyên nhân chính nằm ở thực tế là họ không thể trông thấy các kết quả hoặc cảm thấy những tác động của việc dọn dẹp. Chính vì vậy mà thành công phụ thuộc vào những kết quả có thể thấy được ngay lập tức. Nếu bạn sử dụng phương pháp đúng và tập trung nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn tình trạng bừa bộn chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ thấy được những kết quả tức thời và chúng sẽ truyền cho bạn sức mạnh để tiếp tục giữ cho không gian quanh mình được ngăn nắp gọn gàng. Bất kì ai trải qua quá trình này, cho dù họ là ai, cũng nguyện không bao giờ quay lại tình trạng bừa bộn như trước nữa.

Hướng tới sự hoàn hảo

Đừng hướng tới sự hoàn hảo. Hãy bắt đầu chậm rãi và chỉ bỏ đi một thứ mỗi ngày.” Những lời lẽ đáng yêu như thế sẽ xoa dịu trái tim của những người thiếu tự tin vào khả năng dọn dẹp của mình hoặc tin rằng họ không có đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ này. Tôi tình cờ bắt gặp lời khuyên này khi ngấu nghiến mọi cuốn sách bàn về việc dọn dẹp được xuất bản ở Nhật, và tôi thích mê chúng. Cái đà có được nhờ sự bừng khởi trong tôi về sức mạnh của việc dọn dẹp bắt đầu yếu dần, và tôi bắt đầu cảm thấy chán vì không thấy được những kết quả rõ rệt. Do đó những lời lẽ trên dường như trở nên có ý nghĩa. Nó khiến mục tiêu hướng tới sự hoàn hảo trở nên xa vời ngay từ khi mới bắt đầu. Ngoài ra, sự hoàn hảo có thể bị cho là không thể đạt được. Bằng cách vứt đi mỗi ngày một thứ, đến hết năm là tôi có thể bỏ đi được 365 thứ rồi.

Tin rằng mình đã phát hiện ra một phương pháp rất thiết thực, ngay lập tức tôi làm theo những hướng dẫn của cuốn sách đó. Tôi mở tủ quần áo ra vào buổi sáng và băn khoăn là hôm đó sẽ vứt đi thứ gì. Nhìn chiếc áo phông không mặc đến lâu nay, tôi bỏ nó vào túi rác. Trước khi đi ngủ vào tối hôm sau, tôi mở ngăn kéo bàn và phát hiện ra cuốn sổ tay dường như quá trẻ con so với tuổi của tôi. Tôi liền cho nó vào túi rác. Thấy một cuốn sổ ghi nhớ cũng nằm trong ngăn kéo đó, tôi nghĩ thầm: “Ồ, mình không cần đến nó nữa”, nhưng khi vươn tay để lấy nó ra và vứt đi, tôi dừng lại vì trong đầu xuất hiện một ý nghĩ mới. “Mình cứ để đó đến sáng mai vứt đi cũng được”. Và tôi đợi đến sáng hôm sau để vứt nó đi. Ngày tiếp theo, tôi quên khuấy việc này, nên để bù lại tôi đã vứt đi hai thứ vào ngày kế tiếp…

Thành thực mà nói, tôi không duy trì được việc này quá hai tuần. Tôi không phải là người có thể miệt mài làm một việc gì đó từng bước từng bước một. Đối với những người giống như tôi, chỉ nước đến chân mới nhẩy, phương pháp này không hiệu quả. Ngoài ra, việc bỏ đi một thứ mỗi ngày không bù đắp được cho thực tế là mỗi khi đi mua sắm, tôi thường mua nhiều thứ một lúc. Cuối cùng, tiến độ giảm bớt vật dụng không theo kịp với tiến độ có thêm đồ mới và tôi đối mặt với thực trạng nản lòng là không gian của tôi vẫn bừa bộn như thường. Không bao lâu sau tôi hoàn toàn quên mất việc phải tuân theo nguyên tắc vứt đi một thứ mỗi ngày.

Vì vậy, từ kinh nghiệm của mình, tôi có thể nói với bạn rằng bạn sẽ không bao giờ khiến nhà cửa trở nên gọn gàng ngăn nắp nếu chỉ dọn dẹp một cách nửa vời. Nếu giống như tôi, bạn không phải tuýp người kiên nhẫn, siêng năng, vậy thì tôi khuyên bạn nên đặt mục tiêu hướng tới sự hoàn hảo chỉ trong một lần dụng công mà thôi. Nhiều người có thể phản đối khi tôi sử dụng từ “hoàn hảo”, khăng khăng rằng đó là một mục tiêu bất khả thi. Nhưng đừng lo lắng. Nói cho cùng, việc dọn dẹp chỉ là một hành động vật lí. Nói rộng ra, công việc liên quan có thể chia thành hai loại: quyết định giữ lại hay vứt đi thứ gì và quyết định nên cất giữ ở đâu. Nếu bạn có thể làm được hai việc này, bạn có thể thực sự đạt được sự hoàn hảo. Tất cả những gì bạn cần làm là xem xét từng thứ một và quyết định xem nên giữ lại hay vứt đi thứ gì và để nó ở đâu. Đó là tất cả những gì bạn cần để hoàn thành công việc này. Không khó để có thể dọn dẹp một cách hoàn hảo và toàn bộ chỉ trong một lần duy nhất. Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có thể làm được. Và nếu bạn muốn tránh tình trạng trở lại trạng thái cũ, thì đây chính là cách duy nhất.

sach nghe thuat bai tri cua nguoi nhat ebook 189x300 Nghệ Thuật Bài Trí Của Người Nhật

Nguồn downloadsach

Tuân theo luật Tôn vinh để xây dựng đội/nhóm thành công


Sử dụng luật Tôn vinh như là nguyên tắc hoạt động của đội/nhóm.

1. Mục tiêu chung là trên hết


- Yêu cầu của toàn nhóm đứng thứ 2

- Yêu cầu của cá nhân đứng thứ 3

2. Tuân thủ kỷ luật của nhóm đề ra

- Thực hiện công việc được phân công một cách có trách nhiệm

- Đúng giờ

3. Chịu trách nhiệm cá nhân


- Không đổ thừa: mình là nguồn gốc của mọi vấn đề

- Không chỉ trích

- Không bào chữa

- Không đòi hỏi

- Tự chịu trách nhiệm về kết quả của mình

4. Làm bất cứ việc gì để hỗ trợ bất cứ ai trong nhóm


5. Không che giấu bất cứ vấn đề gì, tìm đúng địa chỉ và thẳng thắn

6. Luôn giải quyết các vấn đề gặp phải

7. Tìm giải pháp giải quyết vấn đề trước khi đổ lỗi

8. Không để vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng mục tiêu chung

9. Luôn chúc mừng người chiến thắng

10. Tôn trọng sự phát triển cá nhân

11. Giữ đúng mọi thỏa thuận

12. Luôn sẵn sàng làm tất cả những gì cần thiết để chiến thắng

 Kết quả hình ảnh cho luật tôn vinh xây dựng nhóm đội thành công

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Về 10 điều mà Fisher cho rằng nhà đầu tư nên tránh (theo Fisher)

 


1.      Không nên mua cổ phiếu ở các công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển

Đứng trên quan điểm đầu tư, Fisher cho rằng điểm khác biệt cơ bản giữa những công ty mới thành lập và những công ty đã hoạt động ổn định đó là:

Ở những công ty đã ổn định, mọi chức năng chính của hoạt động kinh doanh đều được thiết lập và vận hành trơn tru. NĐT có thể quan sát dây chuyền sản xuất, doanh thu, chi phí, đội ngũ quản lý và tất cả các khía cạnh khác của quá trình hoạt động…

Ở những công ty đang trong quá trình hình thành và phát triển thì tất cả những việc mà NĐT có thể làm là lên kế hoạch và dự đoán những khó khăn và lợi thế của công ty. Đây là vấn đề phức tạp hơn nhiều so với những việc cần làm ở những công ty đã hoạt động trong một thời gian dài. Nguy cơ mắc sai lầm có thể xuất hiện trong quá trình đưa ra kết luận. Thông thường, những công ty non trẻ có một vài cá nhân có tài lãnh đạo trong một giai đoạn nào đó của chu trình kinh doanh, tuy nhiên họ lại thiếu kiến thức trong nhiều lĩnh vực quan trọng không kém.
Vì những lý do trên, tác giả cho rằng mặc dù công ty đang phát triển đó có vẻ ngoài hấp dẫn thế nào, vấn đề tài chính của nó cũng nên để các chuyên gia thẩm định bởi họ có đội ngũ quản lý đủ trình độ để sửa chữa những khuyết điểm mà các công ty non trẻ chưa để ý đến.
Thực tế chứng minh: Có tới 95% start-ups phá sản trong 5 năm đầu tiên!?

2. Không nên bỏ qua những cổ phiếu chưa được niêm yết (những cổ phiếu giao dịch trên OTC hoặc Upcom)


Tính hấp dẫn của cổ phiếu chưa được niêm yết khác với cổ phiếu niêm yết là tính thanh khoản (khả năng mua — bán). Tác giả cho rằng nếu xác định được một doanh nghiệp tốt thì không nên e ngại chỉ vì cổ phiếu của nó chưa được giao dịch trên các sàn.
Lịch sử chứng minh những cổ phiếu có tốc độ tăng phi mã trên Upcom như SDI, MSR, VEF… hoặc
cổ phiếu ô tô Trường Hải, MSH trên OTC…

3. Không nên mua cổ phiếu chỉ bởi bạn thích các báo cáo hàng năm của nó

Thông thường, báo cáo thường niên thể hiện tầm nhìn và hành động của ban điều hành công ty trong năm sắp tới. Tuy nhiên, tác giả cho rằng rất nhiều doanh nghiệp, BGĐ không tự tay viết bản báo cáo này, mà nhiệm vụ này được giao cho một bộ phận chuyên trách mang tính hình thức để gửi cho cổ đông. Nếu bạn để cho chữ nghĩa và giọng điệu của bản BCTN ảnh hưởng đến quyết định mua cổ phiếu của mình thì nó cũng giống như việc bạn mua một sản phẩm chỉ bởi hình ảnh đầy lôi cuốn trên bảng quảng cáo.

NĐT nên xem xét thấu đáu và cân nhắc về những vấn đề thực sự trong kinh doanh.

4. Không nên lo lắng khi chỉ số P/E quá cao

Fisher cho rằng chỉ số P/E quá cao có thể là một dấu hiệu cơ bản chỉ ra rằng mức tăng cao hơn của khoản thu nhập (E) trong tương lai phần lớn đã được phản ánh ở mức giá hiện tại. Điều thực sự quan trọng ở đây là phải nắm rõ tình trạng của công ty, đặc biệt là phải xét đến các dự định của nó trong những năm sắp tới. Nếu như đợt tăng lợi nhuận trong những năm đó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và công ty không có nguồn tăng lợi nhuận tiếp theo, khi mà nguồn lực hiện tại đã tận dụng hết, thì vấn đề lại hoàn toàn khác.
Kinh nghiệm cho thấy, duy trì ổn định lợi nhuận tằng dần qua các năm quan trọng hơn nhiều sự đột biến “bất thường”.

5. Không nên quan trọng hóa những bước giá nhỏ như 1/8 hay 1/4


Tác giả cho rằng khi đã tìm được cổ phiếu tốt thì không nên chỉ vì những bước giá quá nhỏ mà không mua chúng. Những giá phải trả thêm thật sự là không quan trọng so với mức lợi nhuận mà bạn sẽ bỏ lỡ nếu không mua cổ phiếu đó. Nếu cổ phiếu không thuộc loại có tiềm năng tăng trưởng dài hạn thì Fisher khuyên rằng ngay từ đầu NĐT không nên quyết định mua.

6. Không nên đa dạng hóa quá mức danh mục


NĐT đề cao sự đa dạng hóa với nỗi lo sẽ đặt quá nhiều trứng vào một giỏ và rồi khiến họ mua quá ít cổ phần của những công ty mà họ hiểu rõ và quá nhiều cổ phần của những công ty mà họ chẳng có chút hiểu biết nào. Dường như NĐT chẳng bao giờ nhận thức được rằng mua cổ phần của một công ty mà không có đủ kiến thức về nó còn nguy hiểm hơn là không đa dạng hóa. Đó chính là bất lợi của việc đặt trứng vào quá nhiều giỏ để rồi cuối cùng lại rơi vào chiếc giỏ không mấy hấp dẫn và cũng không thể nào canh chừng được tất cả các giỏ đựng trứng đó.

Kinh nghiệm cho thấy, thông thường một danh sách dài các chứng khoán trong danh mục không phải là một dấu hiệu của NĐT thông minh, mà là dấu hiệu của người không tin vào bản thân. NĐT có đầu óc thực tế thường nhận ra rằng anh ta nên tìm kiếm các khoản đầu tư có giá trị thay vì lựa chọn quá nhiều (giữ danh mục trong khoảng 5–10 mã là vừa phải với số vốn dưới 20 tỷ).

7. Đừng e ngại mua vì lo sợ chiến tranh

Chiến tranh khiến các chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn mức có thể thu được từ thuế khi cuộc chiến đang tiếp diễn. Hệ quả là lượng tiền tăng gấp bội nên đồng tiền bị mất giá (lạm phát) dẫn đến giá cổ phiếu rẻ hơn giá trị thực. Fisher cho rằng đây là thời điểm ko nên sở hữu quá nhiều tiền mặt.

8. Không nên sa vào những vấn đề không thực sự quan trọng


Có một thực tế là rất nhiều NĐT thường đặt sự chú ý quá mức vào những con số thống kê tài chính, các bản báo cáo tài chính bề ngoài. Điều gì tạo ra mức giá bán của cổ phiếu? Chính là sự định giá chung tại thời điểm cổ phiếu bán ra của tất cả những người liên quan nghĩ rằng mức giá đó thể hiện giá trị chuẩn xác của cổ phiếu. Fisher cho rằng việc biết được những gì có thể sẽ xảy ra trong vài năm tới mới thật sự quan trọng.

9. Đừng quên xem xét thời điểm cũng như giá khi mua một cổ phiếu tăng trưởng thực sự


10. Đừng chạy theo đám đông


Những xu hướng đầu tư nhất thời và cách hiểu sai lệch về các sự kiện thực tế có thể kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm. Tuy nhiên, xét trong dài hạn thì chính thực tiễn sẽ không chỉ xóa bỏ những xu hướng đó mà thường đến một thời điểm còn giúp những cổ phiếu bị ảnh hưởng này tiến xa theo hướng hoàn toàn ngược lại. Khả năng nhìn thấu quan điểm của số đông để tìm ra sự thật đằng sau chúng là một tố chất sẽ mang lại phần thưởng giá trị trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu. Không dễ dàng để thay đổi quan điểm chung của những người có sức ảnh hưởng lớn, tuy nhiên có một nhân tố mà tất cả chúng ta có thể nhận ra và giúp ngăn chặn chúng ta chạy theo số đông. Đó là nhận thức rằng giới tài chính luôn không bắt kịp những điều kiện thay đổi căn bản trừ khi một sự kiện gây tiếng vang hay nổi bật liên quan đến thay đổi đó mà mọi người đều biết.

Kết luận

Trước khi mua cổ phiếu NĐT cần trả lời câu hỏi “Điều gì khiến công ty trở nên khác biệt so với đối thủ?” Như Warren Buffet đã từng nói “Tôi đầu tư vào doanh nghiệp chứ không đầu tư vào cổ phiếu. Giá cả là cái bạn trả còn giá trị là thứ bạn nhận được”. Việc tránh những sai lầm mà Fisher chia sẻ trong cuốn sách này có thể giúp chúng ta tiến gần hơn tới thành công trong lĩnh vực đầu tư đầy thách thức nhưng rất thú vị và trí tuệ này.


Nguồn medium.com







15 tiêu chí trong cuốn Cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường của Philip A. Fisher

Philip A. Fisher là một trong những nhà đầu tư có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Triết lý và những bí quyết đầu tư thành công trong suốt sự nghiệp của Fisher đã được ông đúc rút trong cuốn sách Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường này.
Kết quả hình ảnh cho tóm tắt sách cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường
Để tải sách các bạn ấn vào link nàyCác bạn vui lòng mua sách gốc để ủng hộ tác giả.
Còn nếu bạn không có thời gian để đọc hết cuốn sách thì bạn có thể đọc bản tóm tắt sau của mình. Mình sẽ cố gắng tóm tắt và diễn giải một cách dễ hiểu cho các bạn mới.
Tóm tắt:
Phần I: Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường.
Trong phần này tác giả sẽ tổng kết 15 tiêu chí để mua chứng khoán mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi tham gia thị trường chứng khoán
1.Tiêu chí 1: Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ  có đủ tiềm năng thị trường đủ lớn để tăng doanh thu ít nhất trong vài năm tới không ? ( vấn đề về tiềm năng tăng trưởng )
Hàm ý rằng những người sớm đầu cơ vào cổ phiếu này trước khi đường doanh thu tăng trưởng vượt ngưỡng, đã thu được một khoản lợi nhuận kếch sù. Sau đó khi đường doanh thu thăng bằng trở lại thì những cổ phiếu này không còn hấp dẫn như trước .
Việc đánh giá chính xác đường doanh thu dài hạn là cực kỳ quan trọng đối với các nhà đầu tư. Một sự đánh giá thiển cận, thiếu thận trọng có thể dẫn đến những kết luận sai lầm.
Đây là tiêu chí đầu tiên mà nhà đầu tư nào muốn thu lợi nhuận tối đa nên xem xét.
2. Tiêu chí 2: Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều ? (Đây chính là vấn đề về thái độ quản lý).
Những công ty có triển vọng tăng trưởng trong một vài năm tiếp theo do nhu cầu mới về các dòng sản phẩm hiện tại, nhưng không có chính sách hay kế hoạch để tiếp tục phát triển thường chỉ mang lại khoản lợi nhuận một lần.
Và thường nhà đầu tư thu được những lợi nhuận cao nhất từ những công ty coi trọng việc nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm triển khai những dòng sản phẩm mới  có liên quan đến phạm vi hoạt động của công ty.
3. Tiêu chí 3: Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó ?  
Bạn có thể lấy số liệu các khoản đầu tư hàng năm của công ty dành cho việc nghiên cứu phát triển từ các báo cáo tổng doanh thu bán hàng hàng năm và so sánh với mức trung bình trong ngành. Từ đó đưa ra  kết luận về tầm quan trọng của nỗ lực nghiên cứu của công ty đối với khả năng cạnh tranh và lượng tiền dành cho nghiên cứu trên mỗi cổ phiếu.
4. Tiêu  chí 4: Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?   
Hãy cố tìm ra một công ty không có sự phân phối chồng chéo và thường xuyên cải thiện công tác tổ chức marketing bán hàng. Tác giả tin rằng những công ty thành công nhất luôn tìm cách nâng cao khả năng bán hàng của nhân viên. Chính điều đó khiến công ty có được sự tăng trưởng bền vững.

5. Tiêu chí 5: Biên lợi nhuận của công ty có cao không ?

Biên lợi nhuận là gì ?

Doanh thu chỉ có giá trị khi làm tăng lợi nhuận. Doanh thu tăng không có nghĩa là lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng

Nghiên cứu biên lợi nhuận của công ty tức là xác định lợi nhuận hoạt động có được từ doanh thu tính theo đô-la. Rõ ràng có sự khác biệt  lớn giữa các công ty khác nhau ngay trong cùng một ngành.

Trừ một số trường hợp ngoại lệ, thì mọi nhà đầu tư mong đợi thu lợi nhuận dài hạn cao nhất nên tránh những công ty có biên lợi nhuận thấp hoặc bằng không.

6. Tiêu chí 6. Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận.

Thành công của việc đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp nào đó không phụ thuộc vào những thông tin nói chung về doanh nghiệp tại thời điểm mua mà dựa vào những gì sẽ xảy ra sau khi cổ phiếu được mua. Do đó, biên lợi nhuận trong tương lai mới đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư.

7. Tiêu chí 7. Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không ( là vấn đề quan trọng) ?

Khi người lao động được đãi ngộ tốt, thì bộ máy lãnh đạo sẽ tăng năng suất lao động thuận lợi. Người lao động trung thành sẽ làm giảm một khoản đáng kể chi phí đào tạo mới. Do đó, những công ty có sự biến động nhân sự bất thường gây ra khoản chi phí không cần thiết mà nhẽ ra đã có được nhờ quản lý tốt.

Nhà đầu tư nên xem xét một vài yếu tố và sau đó rút ra cái nhìn tổng thể như :

– Quan tâm tới danh sách ứng viên chờ đợi muốn làm việc cho một số công ty là đối thủ của  các công ty khác trong cùng lĩnh vực.

– Các công ty có mối quan hệ nhân sự tốt thường là những công ty đã nỗ lực hết mình để nhanh chóng giải quyết các lời phàn nàn.

– Nhà đầu tư rất cần để ý đến tỷ lệ tiền lương trả cho nhân viên. Mua phải cổ phiếu của một công ty mà phần lớn thu nhập kiếm được là nhờ trả tiền công lao động thấp dưới mức trung bình sẽ gặp phải những rắc rối nghiêm trọng.

– Cần nhạy cảm về thái độ hòa nhã của các quản lý cấp cao đối với người lao động bình thường.

8. Tiêu chí 8. Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không ( là vấn đề sống còn) ?

Đội ngũ lãnh đạo công ty là những con người mà các nhận định, tài năng và kỹ năng làm việc nhóm của họ quyết định đến thành bại của bất kỳ dự án kinh doanh nào

Công ty mang lại những cơ hội đầu tư lớn nhất là một công ty có một môi trường điều hành hết sức hiệu quả. Điều này có nghĩa là từ cấp thấp nhất cho đến cao đều cảm thấy cơ hội thăng tiến của họ là dựa trên khả năng chứ không phải tư tưởng bè phái.

Mô hình kiểu gia đình trị không tạo ra được sự phát triển cho những người có khả năng.

Một môi trường được điều hành tốt đóng vai trò cốt lõi cho những kế hoạch đầu tư lớn.

9. Tiêu chí 9. Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không ?

Quan trọng đó là mỗi cấp điều hành phải được giao thực quyền để đảm trách những nhiệm vụ cụ thể theo cách mà mỗi cá nhân đó cho là hiệu quả.

Những công ty mà ban lãnh đạo can thiệp và chỉ cố gắng giải quyết các vấn đề hàng ngày, hiếm khi trở thành kiểu công ty có sức thu hút nhà đầu tư. Cắt giảm quyền hạn của các khâu quản lý khác nhau sẽ làm giảm uy tín của công ty.

10. Tiêu chí 10. Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không ?

Không có một công ty nào liên tục thành công vang dội trong thời gian dài nếu không thể phân tích mọi chi phí của mình một cách chi tiết, chính xác và đầy đủ, để có thể đưa ra chi phí của từng bước nhỏ trong mỗi hoạt động của nó.

11. Tiêu chí 11. Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khá khác biệt với tính chất của ngành – những khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ canh tranh không ?

Tiêu chí này có thể rất quan trọng đối với ngành này nhưng lại có rất ít hoạch không có vai trò gì trong ngành khác.

Ví dụ như bằng phát minh sáng chế đem lại sự khác biệt giữ công ty này và công ty khác. Có bằng sáng chế là một ưu thế giúp công ty hạn chế chi tiết nhỏ lẻ phát sinh từ các hoạt động cạnh tranh gay gắt, đem lại lợi thế cạnh tranh giúp tăng biên lợi nhuận của các dòng sản phẩm của công ty.

12. Tiêu chí 12. Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào ?

Những nhà đầu tư mong muốn kết quả lớn nhất nên ủng hộ các công ty có triển vọng lợi nhuận dài hạn.

13. Tiêu chí 13. Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không ?

  14. Tiêu chí 14. Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề ?

Cách hành xử này gần như là việc  làm rất tự nhiên của các doanh nghiệp.

Vì một vài lý do mà ban quản lý giữ im lặng về những điều tồi tệ . Chính điều này sẽ gây ra tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Cách hành xử này cho thấy bộ máy quản lý không ý thức đầy đủ về trách nhiệm với cổ đông. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào , nhà đầu tư cũng sẽ loại trừ việc đầu tư vào những công ty đang cố gắng che giấu những thông tin không tốt.

15. Tiêu chí 15. Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không ?

Nếu nghi ngờ về bộ máy quản lý thì dù công ty đó có thứ hạng cao, nhà đầu tư cũng không nên đầu tư vào.

Kết luận: Đọc xong 15 tiêu chí trên, bạn sẽ có cảm giác một số tiêu chí trong cuốn sách “cổ phiếu thường lợi nhuận phi thường” na ná giống nhau nhưng thực ra chúng hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung, trên thị trường chứng khoán Việt Nam ta khó có thể xác nhận được hết các tiêu chí trên, tuy nhiên theo quan điểm của mình các bạn chỉ cần quan tâm tới các tiêu chí như khả năng tăng trưởng, triển vọng tương lai và tiêu chí về ban lãnh đạo. Những tiêu chí đó các bạn có thể đọc và tìm hiểu trên báo mạng, đặc biệt với các kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên các bạn có thể tham gia để trực tiếp tìm hiểu về doanh nghiệp mình định đầu tư.

Theo chungkhoaneasy.com