Như ý của bài báo này khẳng định thì một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có sản phẩm chất lượng tốt và có chất lượng dịch vụ tốt đối với khách hàng.
VTC.VN - Vị CEO huyền thoại của Starbucks Howard Schultz đã từng nói về thành công của Starbucks: “Marketing rất quan trọng. Nhưng bản thân markeing không làm nên thương hiệu. Chính con người bên trong của mỗi ông chủ doanh nghiệp, tình yêu và sự liêm chính của họ mới làm nên thương hiệu”.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn - Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn thương hiệu Richard Moore (Mỹ), một trong những dấu hiệu quan trọng của một thương hiệu mạnh là thời gian khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh hơn, ít nhạy cảm về giá và ít soi xét các đặc tính lý tính của thương hiệu.
Khi một thương hiệu vượt được ngưỡng niềm tin về các đặc tính vật lý để người tiêu dùng có thể chọn lựa ngay khi nghe tên thì đó là dấu hiệu của một thương hiệu mạnh.
Theo cách hiểu này, liệu các doanh nghiệp Việt Nam đã có các thương hiệu bền vững?
Sau khi Việt Nam mở cửa thị trường đã xuất hiện của những thương hiệu nổi tiếng như Biti’s, Kinh Đô, Thiên Long… Tiếp đó, một số thương hiệu bản địa như Vinamilk, Vinacafe, Trung Nguyên, Nutifood, Masan... cũng phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn đa quốc gia.
Hãng tư vấn định giá thương hiệu Brand Finance (Anh) vừa công bố danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016, cho thấy các thương hiệu Việt tăng trưởng về quy mô giá trị (từ 5,5 tỷ lên 7,26 tỷ USD).
Tuy nhiên, để có những thương hiệu Việt tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững hơn còn nhiều điều đáng bàn. Vì bên cạnh những thương hiệu có doanh thu lớn, cũng không ít thương hiệu nổi tiếng đã biến mất hoặc phải bán lại cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Nói về kinh nghiệm xây dựng thương hiệu mạnh của Suntory PepsiCo Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phương, Tổng Giám đốc Học viện Sage, nhận định, sức mạnh của những thương hiệu quốc tế như Suntory PepsiCo Việt Nam duy trì trong hơn 23 năm qua chính là giữ vững một cam kết chất lượng trên toàn cầu đối với mọi sản phẩm.
Ở góc độ nhận biết của người tiêu dùng, Suntory PepsiCo Việt Nam là sự kết hợp giữa một thương hiệu Mỹ đại diện cho giới trẻ sôi nổi, và một thương hiệu Nhật đại diện cho xu hướng hài hòa giữa con người và thiên nhiên với cùng một mục tiêu là hướng tới một cam kết chất lượng cho sản phẩm.
Đây như một “chiến lược thương hiệu kép”, thường là một công cụ hữu ích giúp tối đa giá trị sáng tạo ở thị trường mới nổi khi ý thức về sức khỏe và tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Đó là lý do tại sao những sản phẩm của Suntory PepsiCo Việt Nam như Pepsi, Sting, Aquafina hay Ô Long TEA+ Plus… luôn đạt được sự tin cậy của người tiêu dùng mọi lứa tuổi.
“Chỉ có xây dựng chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế là con đường phát triển bền vững nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Phương nhận định.
Áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng tăng lên, không chỉ xây dựng chiến lược sản phẩm tiêu dùng cho thị trường gần 100 triệu dân, mà còn phải có thương hiệu và sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Theo bà Phạm Thị Việt Nga, Tổng Giám đốc Dược Hậu Giang khẳng định, trước yêu cầu hội nhập, việc khẳng định lại chất lượng sản phẩm, chất lược phục vụ được đặt lên hàng đầu. Đã đến lúc người ta nhìn một doanh nghiệp ở chất lượng, chứ không phải là những thứ bề nổi.
Chắc chắn nhiều người tiêu dùng sẽ đặt câu hỏi tại sao cũng vướng phải những thông tin không được kiểm chứng, nhưng những thương hiệu quốc tế như Suntory PepsiCo Việt Nam vẫn có thể đứng vững vàng? Câu trả lời là: thương hiệu này đã đạt được niềm tin đủ lớn của người tiêu dùng toàn cầu, tạo ra được “quyền lực mềm” của thương hiệu để thuyết phục cả cảm xúc và lý trí của người dùng.
Đặc biệt trong thời điểm bùng nổ kết nối truyền thông, mạng xã hội, thương hiệu và sản phẩm phải đối diện với dư luận hằng ngày, hằng giờ. Khi doanh nghiệp đưa ra một cam kết, khách hàng sẽ có xu hướng tìm kiếm những bằng chứng để trả lời cho thắc mắc: liệu lời hứa này có đáng tin?
Vì thế, lời hứa thương hiệu không phải để trở thành thông điệp quảng cáo ồn ào, mà phải là tôn chỉ hành động của mỗi nhân viên của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn, những thương hiệu mạnh đơn giản là đã hứa thì sẽ giữ đúng lời hứa một cách liêm chính và chân thành đối với khách hàng của mình.
Có thể thấy, những bài học của Starbucks hay Suntory PepsiCo Việt Nam không quá xa vời với doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hướng tới những thương hiệu “mạnh” nếu biết đặt niềm tin khách hàng lên trên mọi tính toán.
(theo VTC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét