Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Câu chuyện về người Do Thái thông minh



Câu chuyện về người Do Thái này cho thấy, hầu hết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống hay công việc hàng ngày đều có thể giải quyết bằng một giải pháp đơn giản, chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và cách tiếp cận vấn đề mà thôi!

Trong ngôi làng nọ của người Do Thái , một người nông dân do hoàn cảnh khó khăn đã mắc nợ món tiền lớn của tên trưởng giả trong làng. Tên trưởng giả, dù rất già và xấu xí, lại luôn mơ tưởng về cô con gái trẻ đẹp của người nông dân. Vì vậy, hắn ta đề nghị một cuộc trao đổi.

Hắn nói rằng sẽ sẵn sàng từ bỏ khoản nợ kia nếu cưới được cô con gái. Hắn sẽ đặt một viên sỏi màu đen và một viên sỏi màu trắng vào một túi tiền rỗng. Sau đó, cô gái sẽ phải chọn một viên sỏi, có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu cô chọn phải viên sỏi màu đen, cô sẽ trở thành vợ hắn và nợ của cha cô sẽ được xóa hết.

Trường hợp 2: Nếu cô chọn phải viên sỏi trắng, cô không cần phải kết hôn với hắn và nợ của cha cô vẫn sẽ được xóa hết.

Trường hợp 3: Nếu cô từ chối chọn một trong hai viên sỏi, cha cô sẽ bị ném vào tù.

Khi đó, họ đang đứng trên một con đường rải đầy sỏi cạnh khu vườn của người nông dân. Khi nói chuyện, tên trưởng giả cúi xuống nhặt hai viên sỏi, và cô gái tinh mắt nhận thấy rằng hắn ta đã bỏ vào túi cả hai viên sỏi màu đen. Sau đó, hắn yêu cầu cô gái chọn một viên từ chiếc túi này.

Đứng trước lựa chọn khó khăn đó, cô gái Do Thái đã tìm ra cách xử lý tuyệt vời vừa cứu cha mình, vừa tự giải cứu chính bản thân khỏi tên trưởng giả xảo quyệt.

Và đây là cách mà cô ấy làm:

Cô đưa tay vào chiếc túi và rút ra một viên sỏi. Không để cho mọi người kịp nhìn thấy, cô lóng ngóng làm rơi nó xuống con đường vốn rải đầy sỏi và nó ngay lập tức bị lẫn mất giữa vô số các viên sỏi khác. “Ồ, làm thế nào bây giờ, tôi vụng về quá”, cô nói. “Nhưng không sao, nếu ngài nhìn vào viên sỏi còn lại trong túi, ngài sẽ biết màu của viên sỏi mà tôi đã chọn”.

Tất nhiên, viên sỏi còn lại là màu đen, như vậy mặc nhiên viên sỏi cô gái đã chọn phải là màu trắng. Và khi đó, tên trưởng giả không thể nào thừa nhận sự ăn gian của mình và buộc phải xóa nợ cho gia đình người nông dân một cách vô điều kiện như đã hứa. Cô gái đã rất thông minh và linh hoạt xoay chuyển tình huống éo le, biến nó thành lợi thế của mình.

Câu chuyện kể trên cho thấy rằng, hầu hết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống hay công việc hàng ngày đều có thể giải quyết bằng một giải pháp đơn giản, chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ và cách tiếp cận vấn đề mà thôi!


Theo Trí thức trẻ/CafeBiz

Thánh cũng bó tay (1)

Một gia đình đang lái xe đường thì con cóc nhảy ngang qua. Ông chồng phanh xe kịp thời, con cóc thoát chết.
Con cóc nói:
- Ơn ông cứu mạng. Tôi sẽ cho gia đình ông một điều ước.
Người đàn ông nói:
- Vậy hãy cho con chó của tôi thắng cuộc thi chạy hôm nay.
Ông ta gọi con chó. Nó chỉ có 3 chân. Cóc nói:
- Khó quá. Hay ông xin điều khác đi.
Lúc đó chị vợ trong xe bước xuống nói:
-Vậy hãy làm cho ta thắng cuộc thi hoa hậu tháng này.
Con cóc nhìn cô vợ rồi quay sang anh chồng;
- Ông đưa con chó lại đây.

Nguồn: sưu tầm.

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Tản mạn về kinh tế

Nhân hôm nay đọc bài báo "Cổ phiếu hàng không cất cánh" trên NCDT. Mình chợt nhớ là cũng đã từng dự đoán rằng giá trị cổ phiếu của các ngành này tại Việt Nam sẽ tăng trong vòng 10 năm tới. Đó là cổ phiếu của các ngành: vận tải, nước sạch, hậu cần, năng lượng sạch (gióthái dương).

TPP là cơ hội để VN tự cải thiện và thay đổi nền kinh tế phát triển đi nên từ nền kinh tế vẫn nặng về gia công -  nhân công rẻ thành nền kinh tế làm chủ công nghệ và sáng tạo. Tuy nhiên, nếu TPP không thành công thì cũng nên tìm cơ hội khác cho mình vì sự phát triển của chính mình.


Nhà quản trị thành công của Peter F.Drucker là một cuốn sách mà ai cũng nên đọc


Bạn muốn phát triển bản thân và đóng góp và sự phát triển của nhân loại thì chắc chắn bạn sẽ cần hiệu quả trong mỗi công việc của mình.

"* Công việc của nhà điều hành phải hiệu quả.
  * Sự hiệu quả có thể học được"

"Người ra quyết định hiệu quả không nên bắt đầu với giả thiết rằng chỉ có họ mới đề ra hành động đúng, còn những người khác thì chắc chắn là sai. Họ cũng không nên bắt đầu với giả thiết "Tôi đúng, anh sai" mà họ nên bắt đầu từ việc xác định xem tại sao lại có sự bất đồng ý kiến giữa mọi người."

Được trích trong cuốn "Nhà quản trị thành công " của Peter F.Drucker.

Bạn nên tham khảo thêm bản dịch tiếng Việt "Quản trị bản thân" của bài báo Managing Oneself trên tạp chí Harvard Business Review của ông.

Afbeeldingsresultaat voor nhà quản trị thành công


Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Apple: lợi nhuận hay công ăn việc làm

Nhân đọc bài báo trên báo Tuổi trẻ Ông Trump đề nghị Apple đưa sản xuất iPhone về Mỹ thì có đôi dòng tản mạn như sau.

Mục tiêu của tổng thống Trump là tạo thêm được công ăn việc làm tại Mỹ và mục tiêu của Apple là lợi nhuận. Một sản phẩm muốn cạnh tranh được trên thị trường thì cần nhiều yếu tố. Trong đó có hai yếu tố quan trọng là giá thành sản phẩm bán ra và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của Apple nổi tiếng vì chất lượng tốt và giá bán thì đắt đỏ.

Nếu iPhone được lắp ráp tại Mỹ thì chắc chắn giá thành sẽ tăng lên rất cao. Vì giá nhân công tại Mỹ cao hơn giá nhân công tại Trung Quốc. Và chuỗi cung ứng tại Mỹ sẽ không đầy đủ dẫn đến chi phí vận chuyển linh kiện về Mỹ tăng lên. Mặt khác công nhân tại Trung Quốc được cho là lành nghề.

Vậy Apple có hy sinh lợi nhuận để tạo thêm công ăn việc làm tại Mỹ hay không? là câu hỏi mà thời gian sẽ trả lời. Và tại sao Apple cần hy sinh lợi nhuận của mình để tạo thêm công ăn việc làm tại Mỹ?


[Quora] Điều tốt nhất bạn nên làm cho mình

"Giới hạn của bạn là giới hạn những gì bạn tin tưởng."

Điều tốt nhất để làm với cuộc sống của bạn là gì?
Điều tốt nhất để làm là nhận biết chính mình!
Bạn có biết bạn là ai không? Bạn có hài lòng với nó không? Bạn có muốn thay đổi nó? 3 điều này có lẽ là câu hỏi sâu sắc nhất bạn có thể tự hỏi mình nếu bạn đang cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi.
Đừng để bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai xác định bạn là ai, giá trị của bạn nên được xác định bằng sự tự đánh giá và hiểu về giá trị của chính bạn.
Hiểu giá trị bản thân là chìa khóa để thổi sức sống vào sự tồn tại của bạn. Bạn sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thất bại sẽ giống như một trải nghiệm mới hơn là thất bại. Nếu bạn biết giá trị bản thân, bạn sẽ có thể giúp người khác đạt được tiềm năng của họ. Thật tuyệt khi thấy ai đó phá vỡ những thói quen xấu, theo bước chân của bạn.
Không bao giờ là quá muộn!  Dĩ nhiên là không! Không bao giờ là quá muộn, dù 11 tuổi hoặc 60 tuổi, luôn có điều gì đó mới mẻ để sống và tận hưởng mỗi ngày!

Theo Quora




Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Không nên dùng 5 cụm từ này với nhân viên của mình

Tình huống #01: Bạn thấy một nhân viên đang tiến hành một dự án hoặc nhiệm vụ không liên quan đến mục tiêu ưu tiên hiện nay của cả nhóm. Bạn đã có kinh nghiệm kha khá trong việc này và bạn biết rõ điều gì quan trọng, điều gì là tốn thời gian.

Cách tiếp cận mới: Baldoni gợi ý chúng ta nên bắt chuyện với nhân viên thế này “Hãy nói cho tôi biết những gì bạn đang cố gắng thực hiện”. Sau đó, hãy sử dụng những câu hỏi bổ sung để giúp nhân viên của bạn nhận ra rằng việc họ làm sẽ không đem lại kết quả như dự tính ban đầu.

Tình huống #02: Bạn phát hiện nhân viên đang mắc phải một sai lầm, và bạn biết rằng họ sẽ không mắc phải điều này nếu như biết thêm một vài thông tin quan trọng từ bạn.

Cách tiếp cận mới: Baldoni gợi ý chúng ta bắt đầu vấn đề này bằng cách nhấn mạnh vào việc bạn đã bở lỡ cơ hội để mọi người nắm rõ thông tin. “Tôi xin lỗi, tôi quên không nói với bạn về điều này.”

Tình huống #03: Một nhân viên đặt ra cho bạn một câu hỏi, hoặc yêu cầu giúp đỡ về một thứ không liên quan đến công việc của bạn.

Cách tiếp cận mới: Nếu người khác có thể hướng dẫn và giải đáp câu hỏi đó tốt hơn, hãy giúp nhân viên của bạn liên hệ với người đó. Decker khuyên bạn có thể chỉ ra cho họ một phương hướng cụ thể, chẳng hạn như “Tôi thật sự không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng tôi biết cô S. có thể xử lý được vấn đề của bạn. Bạn nên nói chuyện với cô ấy thử xem, tôi sẽ giới thiệu bạn với cô ấy.”

Tình huống #04: Nhân viên nói hoặc làm một điều gì đó mà bạn nghĩ là sai lầm, có thể là đến từ sự ngây thơ hay thiếu kinh nghiệm của họ.

Cách tiếp cận mới: Bạn hãy ngừng hoàn toàn việc sử dụng dùng cụm từ này, hoặc các câu có nghĩa tương tự. Bates cho biết “Câu nói này nghe có vẻ thiếu tôn trọng và không chuyên nghiệp”. Nếu bạn gặp vấn đề với ý kiến của cấp dưới, hãy bắt đầu câu trả lời của bạn thế này: “Đây là lý do tại sao tôi không đồng ý với bạn”. Nếu một nhân viên đã làm điều gì đó không đúng, hãy kéo họ sang một bên và nói: “Tôi hiểu tại sao bạn lại cho rằng đó là giải pháp tốt nhất. Nhưng lần tới, tôi sẽ hài lòng hơn nếu bạn có thể xử lý theo cách này.”

Tình huống #05 Sự sai lầm hoặc thiếu kinh nghiệm của một nhân viên nào đó sẽ tạo ra thêm gánh nặng công việc cho bạn, do đó bạn cho rằng sẽ tốt hơn nếu bạn trực tiếp xắn tay vào làm.


Cách tiếp cận mới: Decker cho biết “Điều tồi tệ nhất khi sử dụng cụm từ này chính là bạn đang tự đổ dồn tất cả mọi công việc còn lại vào chính mình. Mọi thứ sẽ tốt hơn nếu bạn có thể lùi lại một bước và xác định chính xác trách nhiệm cũng như khả năng của cấp dưới, và làm thế nào để họ có thể thu hẹp khoảng cách giữa 2 điều đó.”


Bạn có thể tạm thời thử kiểm soát mớ công việc phát sinh với lời hứa sẽ giải thích kỹ càng hơn về những điều mà nhân viên đã làm sai. Baldoni gợi ý: “Tôi đã không cung cấp đủ thời gian hay thông tin cho bạn. Hãy để tôi xử lý nốt chỗ này. Sau khi tôi hoàn thành, chúng ta có thể thảo luận để bạn có thể hình dung phải làm gì cho lần tới.”


Nguồn: NCDT