Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Có hai cách làm giàu: tiết kiệm hoặc bán một thứ gì đó có giá trị


Tiết kiệm và bán thứ gì đó đều giúp bạn tích lũy tài sản, nhưng cách thứ hai sẽ giúp bạn giàu nhanh hơn nhiều.
Trải qua 5 năm theo dõi, phân tích các hoạt động hàng ngày cũng như thói quen của 233 người giàu có và 128 người nghèo, Thomas C. Corley (tác giả cuốn sách bán chạy Rich Habits, The Daily Success Habits of Wealthy Individuals và là chủ tịch Cerefice and Company, một trong những công ty tài chính hàng đầu ở New Jersey, Mỹ) - đã rút ra những thói quen, kinh nghiệm làm giàu của các triệu phú trên Business Insider.

Ông cho biết, khi xem xét những người tự làm giàu, bạn sẽ thấy họ rơi vào một trong hai nhóm:

- Họ là những người giỏi tiết kiệm.
- Họ bán thứ gì đó.

Trong nghiên cứu về các thói quen giàu có của ông, 135 triệu phú trong số 233 trường hợp được khảo sát thì phần lớn công việc của họ là bán thứ gì đó.

Tài sản trung bình của 135 triệu phú này là 5,7 triệu USD. 71% số tài sản có được trước khi họ bước sang tuổi 56 hay trung bình trong chưa đầy 22 năm làm việc.

Trong khi đó, những nhà triệu phú do giỏi tiết kiệm trung bình chỉ có tài sản khoảng 3,2 triệu USD và tích lũy trong khoảng trung bình là 36 năm.

Nó có thể là một sản phẩm, như ô tô, thiết bị điện, gà rán hay bánh. Hoặc nó có thể là một dịch vụ, như thiết kế, tư vấn pháp luật, lập kế hoạch tài chính... Hãy xem xét một số điển hình nổi tiếng dưới đây:Nói cách khác, những triệu phú bán thứ gì đó có tài sản cao hơn khoảng 2,5 triệu USD so với triệu phú tiết kiệm và có thời gian tích lũy tiền bạc ít hơn 14 năm. Rõ ràng, nếu bạn muốn tích lũy nhiều tiền trong thời gian ngắn, bạn cần bán thứ gì đó.

- Warren Buffet bán kiến thức chuyên môn về tài chính.

- Elon Musk bán những chiếc ôtô Tesla hay tên lửa Space X.

- Mark Zuckerberg bán dịch vụ quảng cáo và marketing trên Facebook.

- Bác sĩ Ben Carson bán kỹ năng chuyên môn của một chuyên gia phẫu thuật thần kinh.

- LeBron James bán kỹ năng chơi bóng rổ.

- Tony Robbins bán những cuộc hội thảo đào tạo và truyền động lực của mình.

- J.K. Rowling bán các cuốn sách Harry Potter.

- Taylor Swift bán các bản tình ca.

Thomas C. Corley kết luận: Cách nhanh giàu nhất chính là bán những thứ có giá trị.

Nguồn: giadinh.vnexpress.net

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

12 điều giúp bạn trẻ thành công dân toàn cầu


Bài viết này rất có ích. Những thành công của chúng ta bắt nguồn từ chính chúng ta. Từ ước vọng của bạn và điều bạn muốn phấn đấu trong cuộc đời của mình. 
Như tác giả bài viết muốn nói. để trở thành công dân toàn cầu bạn cần là sức khỏe tốt, giỏi ngoại ngữ, hãy tạo dựng ước mơ của bạn. Áp dụng kiến thức học được để phục vụ cho xã hội. Và bạn cần biết rằng bạn có thể đạt được bất cứ thành công nào bạn muốn.

Nếu không thể nói được ba hay bốn ngoại ngữ như người khác thì ít nhất chúng ta phải kiên trì nói được một ngoại ngữ khác tiếng mẹ đẻ của mình.
Xu thế hội nhập toàn cầu đang diễn ra khắp mọi miền tổ quốc. Nhu cầu được trao đổi tri thức và trải nghiệm, khám phá tinh hoa nhân loại không chỉ là xu hướng mà còn là nhu cầu chính đáng của loài người.
Việc học ngoại ngữ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết mà mỗi học sinh, sinh viên, mỗi công dân trên toàn cầu phải tự ý thức được điều đó. Nhưng học bằng cách nào và như thế nào là hiệu quả nhất, tốn ít thời gian nhất thì không phải trường đại học nào hay trung tâm ngoại ngữ nào cũng chỉ ra cho chúng ta cách học và phương pháp hiệu quả.
Lý do là vì mỗi bộ não đều được chi phối bởi những môi trường riêng, những công việc riêng hay những nhu cầu, sự quan tâm khác nhau của họ về cuộc sống này.
Do đó, cách thức mà bộ não tiếp nhận những điều mới mẻ cũng hoàn toàn khác nhau. Sau những tháng ngày học ngoại ngữ vất vả mà chưa thấy hiệu quả gì, tôi nhận ra rằng muốn hoàn thiện, chúng ta phải thường xuyên thay đổi.
Đồng thời, muốn không phí thêm thời gian cho những gì chưa hiệu quả thì mình phải học cách yêu lấy nó, tác động thực sự vào nó để tạo ra tương tác phản xạ,  như những trận đấu võ đối kháng mà huyền thoại Lý Tiểu Long đã vận dụng rất tốt qua môn triệt quyền đạo của anh.
Quay trở lại với vấn đề học ngoại ngữ để hội nhập với xu thế toàn cầu hóa của xã hội, tôi xin đưa ra một số tâm sự trăn trở của mình như sau:

Thứ nhất, cuộc đời thường ngắn ngủi và chúng ta chỉ có một cuộc đời để thực hiện những điều mình muốn.

Thứ hai, chúng ta không có quyền chọn nơi sinh ra nhưng chúng ta có quyền chọn điểm đến, bất kể ở đâu trên hành tinh màu xanh nhỏ bé mang tên Earth (trái đất) này, trừ những nơi quá xa vời như sao hỏa hay mặt trăng thì bạn phải trở thành một hạt bụi tự do của vũ trụ để sớm hoàn tất giấc mơ của mình.
Thứ ba, hầu hết mọi người đều có sở thích đi du lịch khắp mọi nơi và bạn biết đấy, thế giới này đa phần không nói được tiếng Việt. Muốn hòa nhập và được cho phép, chúng ta phải tuân thủ các quy định của đất nước họ, tôn trọng văn hóa của họ và vấn đề trước mắt là phải kiên trì học ngoại ngữ thật tốt.
Thứ tư, tiếng Anh được coi là ngoại ngữ thông dụng trên toàn cầu được khởi phát bởi những cuộc xâm lấn thuộc địa của thực dân Anh và dần lan tỏa sang khắp châu Âu, châu Mỹ ...
Rất nhiều nước với sự đa dạng văn hóa của mình, họ bị bắt buộc học và thực hành ngoại ngữ ngay từ khi còn nhỏ để kịp ứng biến trước cuộc sống xáo trộn bên ngoài. Tiêu biểu là các nhân vật nổi tiếng như tổng thống Thomas Jefferson hay nữ hoàng Anh, Elizabeth II ngay từ khi còn nhỏ bà đã rất kiên trì và tích cực học ngoại ngữ tiếng Ý, Đức, Tây Ban Nha...
Hoặc ở Thái Lan hiện nay, nổi bật là nữ ca sĩ 10X như Janina W mang hai dòng máu Thái Lan, Đức. Cô ấy có thể nói tiếng Anh, Thái, Đức và cũng đang học cả tiếng Trung. Tôi rất hâm mộ ca sĩ này và khi buồn hay lên Youtube nghe cô ấy hát những bản cover và tiện thể học tiếng Anh qua lời bài hát.
Ở Việt Nam, có nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh cũng là người học tiếng Anh, Pháp, Bỉ... rất thành công.
Vấn đề mà tôi muốn nói ở đây là nếu không thể nói được ba hay bốn ngoại ngữ như họ thì ít nhất chúng ta phải kiên trì nói được một ngoại ngữ khác tiếng mẹ đẻ của mình.
Mọi người thường nghĩ là rất khó nhưng thực chất bộ não của chúng ta có thể nói được nhiều hơn ba ngoại ngữ. Các bạn phải tin rằng mình có khả năng làm được, rồi một ngày nào đó ta sẽ làm được, bởi không có học sinh dốt mà là do học sinh đó chưa áp dụng đúng phương pháp học mà thôi.
Thứ năm, các bạn hãy tự hỏi mình trước khi học một thứ gì đó rằng học để làm gì và sẽ ứng dụng như thế nào? vào việc gì? Nếu tất cả các câu trả lời đều tích cực thì hãy hướng tới ngoại ngữ đó ở lĩnh vực mà ta quan tâm.
Ví dụ, tôi yêu thích lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh hay kiến trúc thì tất cả những từ vựng của lĩnh vực đó tôi đều tìm kiếm và cố gắng nhớ nó, đọc lại theo âm thanh chuẩn của quốc gia đó. Nếu không thể nhớ theo cách nhìn thì nghe, nhìn nhiều nghe nhiều mà vẫn không nhớ được thì viết lại.
Theo khoa học nghiên cứu thì ít nhất ta phải viết lại mỗi từ sáu lần để có thể nhớ và nghe 16 lần . Nếu việc nghe, nói 26 lần hay diễn ra thường xuyên thì những từ ngữ đó sẽ vĩnh viễn là của bạn.
Theo trí tuệ Do Thái  thì “tri thức một khi đã là của ta rồi thì không một tên trộm nào có thể đánh cắp nó”. Một nhà hiền triết đã nói: “Muốn mở cửa bí mật văn hóa của một quốc gia thì chìa khóa vàng hữu hiệu nhất chính là ngôn ngữ của quốc gia đó”.
Tôi muốn đến Ấn Độ và Trung Hoa, bây giờ tôi cũng kiên trì từng ngày để theo đuổi tiếng Hoa và thực hành tiếng Anh từng ngày bằng cách dán ảnh của Elizabeth, Gia Cát Lượng lên tường. Hằng ngày, tôi nói chuyện họ, hay thi thoảng tôi trò chuyện "tự kỷ" với bức ảnh của Gandhi (vị lãnh tụ kính yêu đã mang lại độc lập cho Ấn Độ).
Tuy họ không còn sống nhưng những tư tưởng của họ vẫn luôn hiện hữu và một lúc nào trong khoảnh khắc màn đêm, tôi dường như hiểu được họ đang nói với tôi điều gì. Những lúc ấy, tôi lên Google dịch để tra những ý nghĩ mà tôi tưởng họ nói với tôi.
Mọi thứ có vẻ hơi ngô nghê nhưng nếu mỗi chúng ta đều làm một điều gì đó với thần tượng của mình như vậy thì bên kia thế giới, trên cõi thiên đàng chắc họ cũng sẽ mỉm cười và vui lắm đấy, đồng thời, cuộc sống của chúng ta ở cõi này cũng thú vị hơn và ý nghĩa hơn.
Thứ sáu, các bạn hãy sống với quan điểm của chính mình, đừng vội phán xét hay tin vào một điều gì vì ngày nay nhiều loại sách được viết ra chỉ vì lợi nhuận chứ không chứa các tri thức bổ ích hữu dụng ở đó.
Chúng ta không sống cả ngàn năm để học hết tất cả mọi điều, vì vậy hãy chọn lựa những kiến thức tốt nhất, đọc những cuốn sách hay và bỏ đi những cuốn sách dở. Tuy nhiên, ta nên xem phần mục lục và đọc kỹ những phần mình quan tâm trước khi bỏ đi những phần dở của tác giả, vì đôi khi trong điều dở sẽ lại mọc ra những điều hay ở đó.
Thứ bảy, muốn tồn tại như những người thành công trước chúng ta đã từng tồn tại thì ta phải học tập và lao động ứng dụng ngay những gì có thể từ việc học ra cuộc sống.
Đừng ôm khư khư lý thuyết suông và vỗ ngực ta là ai làm gì. Hãy nói "tôi có thể" và hãy tự mình chứng minh điều đó mà không cần ai phải nhắc, khi đó ta sẽ trưởng thành và các doanh nghiệp, các công ty sẽ rất cần những con người như vậy, bởi vì họ đã “dám”. Bên cạnh đó, hãy dám làm, dám chịu và tự nhận trách nhiệm không thuộc về người khác.
Thứ tám, bạn nên chọn cho mình một ngoại ngữ, nơi mà bạn muốn đặt chân đến và theo đuổi ngoại ngữ ở đất nước đó, không nhất thiết phải là tiếng Anh (nếu bạn không thích nó).
Tuy nhiên, tôi cũng khuyên các bạn nên cân nhắc vì ngày nay cả thế giới đang hòa nhập và dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng trong các hoạt động ngoại giao, thương mại, kinh tế, giáo dục… Chúng ta hãy hòa nhập chứ đừng hòa tan.
Thứ chín, thực chất nếu ta tìm hiểu đôi chút về tiềm năng con người thì chúng ta sẽ biết rằng khả năng của con người là vô tận. Ta sẽ nhận thấy thực chất người Việt mình cũng là một dân tộc rất kiên cường và xoay chuyển tình thế rất giỏi không thua gì trí tuệ người Do Thái.
Tuy nhiên, dường như có một điều gì đó vẫn cản trở chúng ta gặt hái được những thành tựu vĩ đại. Tôi thiết nghĩ rằng đó chính là sự mất niềm tin vào khả năng của chính mình và sự hòa nhập đoàn kết của những người tài năng chưa đồng nhất, gắn kết. Họ đang lao vào những môi trường tốt nhất và ở sẵn trong đó mà giáo dục vẫn gọi là chảy máu chất xám.
Thứ mười, khi chúng ta đã lớn, hãy tự ý thức được nghĩa vụ của mình là gì và trước mắt mình có thể làm gì. Phải kiên trì và cố gắng luôn suy nghĩ tích cực, đừng trách móc mình bằng những suy nghĩ tiêu cực vì con người ai cũng có lúc như thế cả, đừng quá lo lắng về điều đó.
Thứ mười một, bạn cần giữ gìn sức khỏe và chạy bộ thường xuyên, tăng cường tập thể thao và ăn uống đủ chất, đồng thời uống nước ngay khi khát, đi vệ sinh ngay khi cần. Đây không phải là chuyện đùa, bởi tôi đã học được điều này từ chính thiên tài có thực của nhân loại chúng ta là Leonardo da Vinci, trong cuốn “Tư duy như thiên tài”.
Điều cuối cùng, mà tôi muốn khuyên các bạn, xin mượn một câu của người Trung Hoa xưa là: "Hành trình vạn dặm khởi đầu từ những bước chân đầu tiên", tức là làm cái gì thì cũng hãy luôn tin tưởng vào một ngày không xa mình cũng sẽ đạt được kết quả.
Đừng từ bỏ điều mình muốn và đừng vì những thách thức nhỏ nhoi bên ngoài cuộc sống mà đánh mất đi hy vọng bên trong bản thân mình.

 Nguồn VnExpress

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Workout - Just do it và tận hưởng cuộc sống

Sức khỏe và vẻ đẹp đến từ chính bạn, từ chính cơ thể bạn. Và khi có sức khỏe và vẻ đẹp thi hạnh phúc và niềm vui sẽ đến với bạn.

Workout thật đơn giản. Tại sao bạn không làm? JUST DO IT


Một số bài tập cho nữ.





Điện

Hôm qua ngồi trên ô tô, mấy anh em tranh luận về việc sự nguy hiểm khi bị máy hàn giật điện và bộ đề khởi động ô tô. Đây là kiến thức của phổ thông mà mình không nhớ rõ lắm. Chỉ nhớ rằng cường độ tăng thì điện thế giảm và ngược lại.

Công suất điện xoay chiều


        Trong biểu đồ, P là công suất thực, Q là công suất phản kháng, độ dài của S là công suất biểu        kiến.

        Nhận thức được quan hệ giữa ba thành phần này là vấn đề cốt lõi của nhận thức chung về công    nghệ điện xoay chiều. Quan hệ toán học giữa các thành phần này là một tổng vectơ và thông thường được biểu diễn dưới dạng số phức

      S = P + iQ

Ở đây i là đơn vị số ảo, căn bậc hai của -1.

Công suất điện một chiều

Công suất được định nghĩa như là phần năng lượng được chuyển qua một bề mặt trong một đơn vị thời gian. Đối với mạch điện một chiều, công suất, năng lượng mà mạch điện thực hiện chuyển đổi qua đường dây điện trong một đơn vị thời gian, được tính bằng công thức:

Công thức tính công suất của dòng điện:

Với:

P là công suất
U là điện áp
I là độ lớn dòng điện đi qua ( cường độ dòng điện).
R là điện trở

Tự nhiên nhớ lại kỹ năng phòng vệ khi bị sét đánh. Tư thế ngồi thấp nhất có thể, chụm hai gót chân, kiễng chân nhiều nhất có thể và bịt tai.  Khép sát hai gót chân với nhau giúp dòng diện đi qua hai bàn chân mà không đi qua cơ thể.

Tư thế ngồi chống sét đánh


Kiến thức về máy hàn và bộ đề liên quan đến máy biến áp. Nguyên lý là biến điện (xoay chiều) thành từ và từ thành điện. Dòng điện và điện thế thay đổi tùy vào số vòng dây. Công thức liên quan giữa điện thế, số vòng dây và dòng điện như sau.

(máy biến thế lí tưởng).
Ví dụ, 1 máy biến thế có công suất 400 W, tỉ lệ biến thế 80:5

Phía sơ cấp 80V, 5A, 160 vòng
Phía thứ cấp 5V, 80A, 10 vòng

Về bộ đề của động cơ ô tô thì được chạy bằng nguồn điện một chiều. Cách lý giải như sau:

Vì động cơ điện một chiều kiểu nối tiếp có thể đạt tới mô men quay cực đại từ khi vận tốc còn nhỏ, nó thường được sử dụng để kéo, chẳng hạn đầu máy xe lửa hay tàu điện. Một ứng dụng khác nữa là để khởi động các loại động cơ xăng hay động cơ điezen loại nhỏ. Tuy nhiên nó không bao giờ dùng trong các ứng dụng mà hệ thống truyền động có thể dừng (hay hỏng), như băng truyền.






Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

[Truyện ngắn của Phan Việt] Chúa ở đâu?


May đi từ bảy ngày trước. Lần này, May không hề khóc. Mặt nàng bình thản.

- Em không thể sống thế này được. Em phải đi.

Tôi để cho nàng đi. Tôi biết May sẽ quay lại trong vòng một hai ngày, hoặc một tuần. Lâu nhất là một tuần. May là người Mỹ và coi mình là một người Cơ đốc ngoan đạo. Một tuần là khoảng thời gian lâu nhất nàng có thể đi. Nàng đã từng làm thế một lần - gần Giáng Sinh năm ngoái. Lần ấy, chúng tôi cãi nhau to vì tôi đã không “friendly” với những người ở nhà thờ của nàng. Chúng tôi đã đi picnic ở một công viên. Mọi người chuẩn bị đồ ăn, còn tôi ngồi trên ghế xem lũ trẻ chơi bóng. Khi đồ ăn chuẩn bị xong, họ cầu nguyện và chúng tôi ăn. Ăn xong, họ bắt đầu nói chuyện. Một người phụ nữ đứng tuổi kể chuyện Chúa đang giúp chồng bà ta bình phục sau một ca phẫu thuật cắt trĩ. Một người khác tạ ơn Chúa đã hàn gắn quan hệ giữa chị ta với người bố đã bỏ chị ta từ lúc năm tuổi. Một người nói về chuyện nghiện rượu. Đến lượt May, nàng nói rằng nàng tạ ơn Chúa vì đã mang tôi đến. May nói tôi luôn có những câu trả lời rõ ràng về cuộc sống trong khi nàng hay lo lắng viển vông. Nàng nói tôi là cái mỏ neo, là mọi thứ trong cuộc đời nàng; nàng chỉ còn ước một điều là tôi cũng tin Chúa như nàng, để chúng tôi có thể bên nhau cả trên trần thế lẫn khi đã về với nước Chúa.

May nói xong, mọi người đều mỉm cười nhìn tôi. Tôi mỉm cười lại với họ. Tôi không có gì để nói về Chúa, thực sự không có gì để nói. Thế nên tôi cười rồi chờ. Tôi chờ một giây… rồi một giây nữa… Khi những người xung quanh nhận ra tôi không định nói gì, họ liếc nhìn nhau rồi liếc nhìn May; rồi một người quay sang một người phụ nữ trẻ và hỏi cô ta về người chồng đang làm nghĩa vụ ở Iraq.

Khi chúng tôi trở về nhà hôm đó, May nói rằng tôi đã coi thường “my people(1)”.

- Anh bôi gio trát trấu vào mặt tôi – May nói – Anh đúng là loại châu Á vô thần máu lạnh. Anh thử nghĩ xem, chúng tôi đã đối xử với anh thế nào mà anh coi thường chúng tôi như thế?

May đã nói “chúng tôi”. Chúng tôi nào? Nàng không có lý do và cũng không có quyền nổi cáu với tôi về chuyện này. May biết rõ tôi không tin Chúa khi chúng tôi lấy nhau.

May còn gọi tôi bằng nhiều tên khác nữa ngoài “đồ vô thần máu lạnh”. Tôi chưa bao giờ thấy nàng giận dữ như thế. Tôi chẳng gọi nàng bằng tên gì cả. Tôi biết May. Tôi biết tất cả bọn họ. Chẳng cần phải gọi tên nào khác.

Hình như việc tôi không nói gì làm May càng tức giận. Nàng gào lên bằng thứ tiếng Mỹ rất hợp với các cuộc xô xát:

- Do you want me to die? Should I die to make you happy, you son of a bitch(2)?

May nói xong thì lao đến gần cửa sổ như thể nàng sẽ nhảy qua cửa sổ ra ngoài. Dĩ nhiên, May biết và tôi biết, nàng sẽ không nhảy.

Lúc ấy, tôi ngồi trên chiếc ghế dài tôi thường ngồi xem truyền hình. Tôi biết tôi nên chạy đến ngăn nàng nhưng tôi quá mệt. Tôi chờ một giây trôi qua. Rồi một giây nữa. May nhìn tôi. Nàng không còn khóc. Mắt nàng đỏ nhưng ráo hoảnh. Bất thần, nàng đổ người xuống sàn nhà và cuộn mình lại như một con sâu. Sau đó, nàng bắt đầu những tiếng gào khan. Tôi nhìn May. Rồi tôi đứng lên khỏi ghế và nói:

- For God’s sake, can you cut the crap?(3)

Nhưng May không còn nghe tôi nói nữa.

Tôi mở cửa thò đầu ra ngoài để hứng gió lạnh rồi quyết định đi dạo một vòng. Tôi đã định đi bộ ra tận bờ hồ Michigan; nhưng chỉ đến cuối phố 57, tôi ghé vào quán cà phê Istria và ngồi đó cho đến lúc bắt đầu lên đèn mới về nhà. Khi tôi bước vào nhà, tôi biết May đã đi. Nàng cầm theo túi xách, đồ trang điểm trên bàn phấn trong phòng ngủ và điện thoại di động. Nhưng nàng không trả lời điện thoại khi tôi gọi.

Bảy ngày trôi qua, rồi May gửi email cho tôi. Nàng nói: “Em sẽ về nhà. Chúng ta cần nói chuyện”. Tôi trả lời nàng ngay lập tức. Tôi nói “Em về đi. Chúng ta sẽ nói chuyện”.

Nhưng chúng tôi không hề nói chuyện lần đó. Khi tôi nhìn thấy May bước qua cửa, tôi bước tới ôm lấy nàng. Chúng tôi không bao giờ nhắc lại chuyện đã xảy ra.

Nhưng lần này, May không hề khóc. Tôi thậm chí cũng không chắc vì sao chúng tôi cãi nhau. Lúc đó, chúng tôi đang ngồi trong phòng khách xem một bộ phim có Bruce Willis giải cứu một bộ tộc châu Phi nào đó khỏi chế độ độc tài. Tôi nói “Gớm, Hollywood, phim nào cũng như phim nào; lần nào cũng thấy người Mỹ giải cứu thế giới, lần nào cũng thấy nước Mỹ là anh hùng cứu độ chúng sinh, các rambo Mỹ chân tay lực lưỡng diệt ác trừ gian để cứu những dân tộc nhược tiểu. Vì Chúa! Nước Mỹ cứ dẹp sang một bên, đừng xía vào chuyện thiên hạ thì thế giới có lẽ đã hòa bình hơn. Ai cho người Mỹ cái quyền tự phong mình là đấng cứu thế của thế giới. Thật là lố bịch.”

Thế rồi, trước khi tôi nhận ra, May và tôi đã đang tranh luận về cuộc chiến Việt Nam. Tôi nói, nước Mỹ đã sai khi mang quân tới Việt Nam. Nước Mỹ đã sai khi thả tới tám triệu tấn bom xuống Việt Nam, và May nên biết số bom này bằng bốn lần tổng số bom người ta dùng trong Thế Chiến thứ hai trong khi diện tích của Việt Nam chỉ lớn bằng bang New Mexico của Mỹ. Người Mỹ cũng đã sai khi rải 10 triệu tấn hóa chất, gồm cả chất độc màu da cam, xuống nhiều vùng ở Việt Nam, đến nỗi bây giờ ở nhiều nơi, cây cối vẫn chưa mọc lại bình thường và người ta vẫn không thể sinh sống vì sợ hóa chất, bom mìn. Đấy là còn chưa kể ít nhất hai triệu người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến này và còn rất nhiều di chứng chiến tranh cho tới vài thập kỷ sau, và đấy là còn chưa kể... May nói, nhưng nước Mỹ phải đưa quân vào Việt Nam để người Việt Nam có quyền lựa chọn chế độ dân chủ nếu họ muốn. Tôi nói, ồ không, không không, xin lỗi, đấy chỉ là luận điệu tuyên truyền của giới truyền thông và chính quyền Mỹ lúc đó. Sự thật là chính quyền Mỹ và các tập đoàn tư bản Mỹ cần cuộc chiến Việt Nam vì lý do kinh tế chứ không phải vì lý do nhân quyền, lý do nhân đạo hay những cái khái niệm đẹp đẽ mà người Mỹ được nghe. Các nhà sử học và các thống kê đã cho thấy...

Nhưng tôi còn chưa trích dẫn hết các thống kê thì May đã đứng dậy khỏi ghế. “Tại sao lúc nào anh cũng phải đúng? Tại sao lúc nào anh cũng phải thống kê, lý luận? Lúc nào anh cũng chỉ nghĩ đến cái logic kiểu của anh?” Sau đó May nói: “Em không thể sống như thế này mãi được. Em phải đi.”

- Phải đi? – Tôi nói.

- Anh chẳng tin bất cứ thứ gì trên đời, anh chẳng bao giờ tin có cái gì là tử tế, tốt đẹp. Anh không bao giờ tin em. Em không quan tâm nếu cả thế giới này không tin em. Nhưng anh là chồng em. Vì Chúa, anh là chồng em!

***

Tuyết rơi từ sáng. Tôi ngồi trong phòng khách đọc sách và xem truyền hình. Sáng thứ Bảy, tivi chỉ toàn quảng cáo và hoạt hình. Ngày hôm nay là ngày thứ tám. May vẫn chưa về.

Tôi hút bụi khắp nhà. Tôi giặt quần áo bẩn. Tôi tưới tất cả những cây cảnh chúng tôi trồng bên trong và bên ngoài nhà. Rồi tôi gọi Domino mang đến một cái pizza lớn với bốn lon Coca Cola - cho bữa trưa và tối. Rồi tôi ngủ.

Khi tôi tỉnh dậy đã là ba giờ chiều. Trong nhà im ắng đến nỗi tôi nghe rõ tiếng rì rì của cái tủ lạnh trong bếp. Trên truyền hình vẫn toàn quảng cáo và thể thao; điện thoại không tin nhắn cũng không có cuộc gọi nhỡ, hộp email không thư mới. Tôi tắt tivi, mặc áo khoác, đi ủng rồi đóng cửa đi bộ ra ngoài đường.

Dưới không độ. Trời khô nẻ, nhiều gió. Tôi đi đến khi nóng người thì quyết định rẽ vào hiệu sách Borders ở góc đường 53 cắt với Lake Park. Tôi lấy một quyển sách du lịch châu Á khỏi giá và ngồi đọc mục nói về Việt Nam. Họ in sai nhiều tên, dấu má lộn xộn; nhưng những tấm ảnh thì đẹp. Tôi ngồi rất lâu chỉ xem những bức ảnh Việt Nam và đọc những chỉ dẫn du lịch trên đó. Họ bảo, nếu đến Hà Nội, nhất định phải đến xem múa rối nước Thăng Long vì đó là kỳ quan độc nhất vô nhị trên thế giới. Lần tới về Hà Nội, tôi sẽ thử.

Thế rồi, tôi không thể nào đọc được nữa vì một nhóm người ở trong khu uống cà phê của hiệu sách bắt đầu nói rất to. Họ đã nói chuyện từ lúc nãy nhưng bây giờ, cuộc nói chuyện đã leo thang thành một cuộc tranh luận gay gắt. Có bốn người tham gia cuộc tranh luận trong khi những người còn lại ngồi nghe. Tất cả họ đều là người da đen. Một trong số họ chắc là sinh viên cao học kinh tế của Đại học Chicago vì anh ta mặc một chiếc áo có chữ Uchicago/GSB ở trước ngực. Một người khác bán đĩa nhạc rong trên tàu điện ngầm – anh ta ôm khư khư một hộp đĩa CD trong lòng, anh ta vòng cả hai tay để giữ chúng. Người thứ ba ngồi cạnh một chồng sách cao, toàn sách luyện thi môi giới nhà đất. Và người thứ tư là một thằng bé.

Thằng bé khoảng mười hai tuổi nhưng to lớn như một đô vật Sumo. Tuy thế, khuôn mặt nó vẫn là mặt của một đứa trẻ. Nó không có cổ mà có một cái cằm ba ngấn xệ xuống thành cổ. Cả thân người đồ sộ của nó lút trong chiếc ghế bành màu đen rồi tràn ra ngoài thành ghế. Thằng bé mặc một cái áo len đen ở bên trong; bên ngoài là áo thể thao ngắn tay màu đỏ, rộng thùng thình, có in hàng chữ “Chicago White Sox” trước ngực. Khuôn mặt thằng bé đang đỏ lên vì tức giận. Rõ ràng nó đã rơi vào bẫy của ba người lớn kia mà không biết. Ba người lớn và những người ngồi xem xung quanh quan sát cuộc tranh luận một cách thích thú.

- Được rồi, thế tức là cháu biết là có Chúa? - người sinh viên hỏi.

- Phải, cháu biết là có Chúa - thằng bé nói, giọng khản đặc.

- Làm sao cháu biết chắc? Cháu nhìn thấy Chúa chưa? Cháu đã gặp Chúa chưa?

- Chưa.

- Thế thì làm sao cháu biết là Chúa tồn tại?

- Thằng bé rõ ràng thất vọng và bực mình. Nhưng nó cố gắng kiên nhẫn.

- Thế này nhé… chú đã bao giờ nhìn thấy một triệu đô la chưa?

 - Chưa. Chú chưa bao giờ nhìn thấy một triệu đô la - người sinh viên trả lời với một nụ cười.

- Nhưng chú biết là một triệu đô la có tồn tại, đúng không?

- Đúng, một triệu đô la có tồn tại.

- Thì đấy, Chúa cũng thế. Chú không nhìn thấy nhưng chú biết là có tồn tại.

- Nào, nào, khoan đã – anh chàng bán đĩa CD xen vào – Tôi không nhìn thấy một triệu đô la bao giờ nhưng những người khác đã nhìn thấy. Tôi nhìn thấy một triệu đô trên vô tuyến. Em đã gặp ai nhìn thấy Chúa chưa? Em có nhìn thấy Chúa trên vô tuyến không?

- Không. Nhưng có người đã thấy Chúa. Như bà ngoại em. Bà ngoại em bảo bà nhìn thấy Chúa trong mơ. Năm ngoái, bà em trượt chân, Chúa còn chữa khỏi chân cho bà em.

- Đấy là bà em nói thế. Nhỡ bà em nói dối em thì sao? Mà bà em chỉ nhìn thấy Chúa trong mơ. Tôi còn mơ tôi biết bay, nhưng tôi đâu có bay được, đúng không?

- Bà em không bao giờ nói dối em! Không đời nào!

- OK, có thể bà em không nói dối. Có thể bà em nói thật. Nhưng đấy là sự thật của bà em. Giống như là anh mơ bay được ấy. Đấy là ảo giác. Em có biết từ “ảo giác” không? Em có biết nó nghĩa là gì không? “Ảo giác” là…

- Em biết thừa “ảo giác” là gì.

- Đấy, bà ngoại em cũng thế.... Có thể bà em đau chân nên bà em gặp ảo giác. Có thể não bà em lừa bà em.
Thằng bé suy nghĩ một lúc. Nó cắn môi. Rồi nó nói:

- Nhưng như thế thì các anh cũng không biết chắc là không có Chúa. Các anh cũng không thể nói chắc chắn được.

- Ừ, nhưng mà bọn anh có nói gì đâu - người sinh viên nói - Bọn anh biết hay không không quan trọng. Vấn đề là bọn anh đang hỏi là làm thế nào em biết là có Chúa.

- Em biết. Có thế thôi. Các anh chẳng hiểu được đâu.

Khuôn mặt thằng bé đã chuyển từ đỏ sang tái. Môi nó bợt đi, hai mắt tối sầm.

- Thì thế nên bọn anh đang cố hiểu - người sinh viên nói - Nghe này, bọn anh không định trêu em. Bọn anh chỉ đang cố hiểu.

- Nhưng em không cần các anh hiểu - giọng thằng bé đanh lại.

- Kìa kìa… thôi nào… nghe anh nói này…

Bọn họ tiếp tục một lúc như vậy. Tôi bắt đầu nhìn ra ngoài cửa sổ để xem xe cộ qua lại trên phố 53 và Lake Park. Ngã tư này đông người. Xe đi từng đợt như hơi thở của một người mắc bệnh hen suyễn. Có một quầy bán báo nhỏ đứng ở trên vỉa hè bên kia đường. Người chủ sạp báo ngồi phía trong, thò đầu ra ngoài qua ô cửa sổ nhỏ. Báo, tạp chí, kẹo cao su, kẹo gôm, và một triệu thứ khác bay quanh anh ta. Trời ngày càng gió và tuyết.
_____________________________

1.  “Những người của tôi”. Ở đây có hàm ý tôn giáo vì Chúa phân biệt con cái của Chúa (gọi là “my people”) và những người ngoại đạo. Những thứ chơi chữ này rất khó diễn giải sang tiếng Việt.
2.  Anh muốn tôi chết hả? Chắc là tôi chết thì anh mới sung sướng, đồ chó?
3. Vì Chúa, em thôi cái trò hề đó đi.

Trích trong tập Nước Mỹ, nước Mỹ của Phan Việt.


Sạc pin đúng cách


Bài báo này nói về việc sạc pin đúng cách cho máy tính, tablet và cell phone rất hay. Điều các chuyên gia khuyến cáo là 

(1) Không nên cắm sạc khi pin đã được sạc đầy.Việc cứ cắm dây sạc khi pin đã đầy sẽ làm giảm tuổi thọ của pin trong dài hạn.
(2) Không nên để pin bị hao quá. Có thể sạc bất cứ lúc nào khi pin đã bị hao (dưới 70%).





Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Đầu tư

Vietnam Enterprise Investments Limited, VEIL  đang đầu tư vào đâu nhiều nhất
Quy cua Bill Gates “rot” them tien vao chung khoan Viet Nam

Theo nhipcaudautu

Một số thứ mọi người thường làm không đúng

Các cách làm đúng như sau.

Đồ uống đóng hộp. Cái giật lắp chính là chỗ giữ ống hút.

Cách đánh răng đúng cách

Cách ăn bánh cốc

Cách bổ dưa hấu

Cách bổ xoài

Cách rót nước và rót sữa

Image result for right way pouring water

Đóng gói quần áo. Hãy cuộn lại thay vì gấp. Bạn sẽ  để được nhiều đồ hơn.

Cho điện thoại vào một cái cốc để nghe nhạc hay hơn.

Cách cặp tóc

Cách cầm ly

Nguồn Quora và sưu tầm.



Một số cấu trúc câu tiếng Anh




1) S + V+ too + adj/adv + (for someone) + to do something(quá....để cho ai làm gì...)

* This structure is too easy for you to remember.
* He ran too fast for me to follow.

2) S + V + so + adj/ adv + that +S + V (quá... đến nỗi mà...)

* This box is so heavy that I cannot take it.
* He speaks so soft that we can’t hear anything.
3) It + V + such + (a/an) + N(s) + that + S +V(quá... đến nỗi mà...)

*1: It is such a heavy box that I cannot take it.
*2: It is such interesting books that I cannot ignore them at all.
4) S + V + adj/ adv + enough + (for someone) + to do something. (Đủ... cho ai đó làm gì...)

*1: She is old enough to get married.
*2: They are intelligent enough for me to teach them English.
5) Have/ get + something + done (VpII) (nhờ ai hoặc thuê ai làm gì...)

*1: I had my hair cut yesterday.
*2: I’d like to have my shoes repaired
6) It + be + time + S + V (-ed, cột 2) / It’s +time +for someone +to do something(đã đến lúc ai đóphải làm gì...).

*1: It is time you had a shower.
*2: It’s time for me to ask all of you for this question.
7) It + takes/took+ someone + amount of time + to do something(làm gì... mất bao nhiêu thờigian...)

*1: It takes me 5 minutes to get to school.
*2: It took him 10 minutes to do this exercise yesterday.
8) To prevent/stop + someone/something + From + V-ing(ngăn cản ai/cái gì... không làm gì..)

*1: I can’t prevent him from smoking
*2: I can’t stop her from tearing
9) S + find+ it+ adj to do something(thấy ... để làm gì...)

*1: I find it very difficult to learn about English.
*2: They found it easy to overcome that problem.
10) To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing.(Thích cái gì/làm gì hơn cái gì/ làm gì)

*1: I prefer dog to cat.
*2: I prefer reading books to watching TV.
11) Would rather + V (infinitive) + than + V (infinitive) (thích làm gì hơn làm gì)

*1: She would rather play games than read books.
*2: I’d rather learn English than learn Biology.
12) To be/get Used to + V-ing(quen làm gì)

*I am used to eating with chopsticks.
13) Used to + V (infinitive) (Thường làm gì trong qk và bây giờ không làm nữa)

*1: I used to go fishing with my friend when I was young.
*2: She used to smoke 10 cigarettes a day.
14) to be amazed at = to be surprised at + N/V-ing( ngạc nhiên về....)
15) to be angry at + N/V-ing(tức giận về)
16) to be good at/ bad at + N/ V-ing(giỏi về.../ kém về...)
17) by chance = by accident (adv) (tình cờ)
18) to be/get tired of + N/V-ing(mệt mỏi về...)
19) can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing(không nhịn được làm gì...)
20) to be keen on/ to be fond of + N/V-ing(thích làm gì đó...)
21) to be interested in + N/V-ing(quan tâm đến...)
22) to waste + time/ money + V-ing(tốn tiền hoặc tg làm gì)
23) To spend + amount of time/ money + V-ing(dành bao nhiêu thời gian làm gì…) 
24) To spend + amount of time/ money + on + something(dành thời gian vào việc gì...)
*1: I spend 2 hours reading books a day.
*2: She spent all of her money on clothes.
25) to give up + V-ing/ N(từ bỏ làm gì/ cái gì...)
26) would like/ want/wish + to do something(thích làm gì...)
27) have + (something) to + Verb(có cái gì đó để làm)
28) It + be + something/ someone + that/ who(chính...mà...)
29) Had better + V(infinitive) (nên làm gì....)
30) hate/ like/ dislike/ enjoy/ avoid/ finish/ mind/ postpone/ practise/ consider/
delay/ deny/ suggest/ risk/ keep/ imagine/ fancy + V-ing,

  *I always practise speaking English everyday.
31) It’s + adj + to + V-infinitive(quá gì ..để làm gì)
32) Take place = happen = occur(xảy ra)
33) to be excited about(thích thú)
34) to be bored with/ fed up with(chán cái gì/làm gì)
35) There is + N-số ít, there are + N-số nhiều(có cái gì...)
36) feel like + V-ing(cảm thấy thích làm gì...)
37) expect someone to do something(mong đợi ai làm gì...)
38) advise someone to do something(khuyên ai làm gì...)
39) go + V-ing(chỉ các trỏ tiêu khiển..) (go camping...)
40) leave someone alone(để ai yên...)
41) By + V-ing(bằng cách làm...)
42) want/ plan/ agree/ wish/ attempt/ decide/ demand/ expect/ mean/ offer/ prepare/ happen/ hesitate/ hope/ afford/ intend/ manage/ try/ learn/ pretend/ promise/ seem/ refuse + TO + V-infinitive* I decide to study English.
43) for a long time = for years = for ages(đã nhiều năm rồi) (dùng trong thì hiện tại hoàn thành)
44) when + S + V(QkĐ) , S + was/were + V-ing.
45) When + S + V(qkd) , S + had + Pii
46) Before + S + V(qkd) , S + had + Pii
47) After + S + had +Pii, S + V(qkd)
48) to be crowded with(rất đông cài gì đó...)
49) to be full of(đầy cài gì đó...)


50) To be/ seem/ sound/ became/ feel/ appear/ look/ go/ turn/ grow + adj(đây là các động từ tri giác có nghĩa là: có vẻ như/ là/ dường như/ trở nên... sau chúng nếu có adj và adv thì chúng ta phải chọn adj)

51) except for/ apart from(ngoài, trừ...)

52) as soon as(ngay sau khi)

53) to be afraid of(sợ cái gì..)

54) could hardly(hầu như không) ( chú ý: hard khác hardly)

55) Have difficulty + V-ing(gặp khó khăn làm gì...)

56) Chú ý phân biệt 2 loại tính từ V-ed và V-ing: dùng -ed để miêu tả về người, -ing cho vật. và khi muốn nói về bản chất của cả người và vật ta dùng –ing

*1: That film is boring.
*2: He is bored.
*3: He is an interesting man.
*4: That book is an interesting one. (khi đó không nên nhầm với –ed, chẳng hạn ta nói : a loved man có nghĩa “người đàn ông được mến mộ”, tức là có nghĩa “Bị” và “Được” ở đó)

57) in which = where; on/at which = when

58) Put + up + with + V-ing(chịu đựng...)

59) Make use of + N/ V-ing(tận dụng cái gì đó...)

60) Get + adj/ Pii

61) Make progress(tiến bộ...)

62) take over + N(đảm nhiệm cái gì...)

63) Bring about(mang lại)

64) Chú ý: so + adj còn such + N

65) At the end of và In the end(cuối cái gì đó và kết cục)

66) To find out(tìm ra) ,To succeed in(thành công trong...)

67) Go for a walk(đi dạo) / go on holiday/picnic(đi nghỉ)

68) One of + so sánh hơn nhất + N(một trong những...)

69) It is the first/ second.../best + Time + thì hiện tại hoàn thành

70) Live in(sống ở) / Live at + địa chỉ cụ thể/ Live on (sống nhờ vào...)

71) To be fined for(bị phạt về)

72) from behind(từ phía sau...)

73) so that + mệnh đề(để....)

74) In case + mệnh đề(trong trường hợp...)

75) can/ could/ may might/ will/ would/ shall/ should/ must/ ought to... (modal Verbs) + V-infinitive.


Nice movies for learning English: Big Hero Six, How to Train Your Dragon, Ice Age, Iron Giant, Kung Fu Panda, Madagascar, Monster University, ParaNorman, Robots, The Nut Job, and Wreck It Ralph.

David Copperfield - Charles Dickens (tiểu thuyết)


Copperfield cover serial.jpg
David Copperfield - Charles Dickens

Câu chuyện dõi theo cuộc đời của David Copperfield từ thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. David sinh ra tại Anh khoảng năm 1920. Cha cậu bé qua đời sáu tháng sau đó, và bảy năm sau mẹ cậu đi bước nữa với người đàn ông tên Edward Murdstone. David không có thiện cảm với người cha dượng này cũng như với người chị gái của ông là Jane khi chẳng bao lâu sau bà chuyển về ở cùng nhà. Trong một lần bị cha dượng đánh đập vì kết quả học tập sa sút, David đã cắn ông và sau đó bị gửi đến trại tế bần Salem House- dưới trướng của ông Hiệu trưởng nhẫn tâm Creakle. Ở đây Copperfield kết bạn với James Steerforth và Tommy Tradddles- những nhân vật bước vào rồi bước ra nhanh chóng nhưng sẽ tái xuất hiện ở những phần sau.

Theo wiki

Luyện nói tiếng Anh

Image result for pronounce
Một số notes cho học tiếng Anh


1. Pronunciation

Học theo Pronunciation for Success rất tốt. Làm theo video và textbook. Đây là tài liệu ở một lớp của bọn mình. Tải về ở đây

Mỗi ngôn ngử có một số âm khác và native language của mình không có. Để phát âm được cần luyện muscles. Không có mouth muscles và luyện tách từng âm ra, rất khó sửa.

2. Intonation

Cái này tập theo American Accent Training rất tốt. Đây là textbook của lớp thứ 2 mình học. Bạn có thể Google hay tả về ở đây

3. Ngoài ra có một số video trên youtube để tập theo cũng tốt

4. Recordings

Bạn nên ghi lại bào nói của mình. Làm những bài tập như đọc to một đoạn nào đó. Tập nói những câu số nhiều số ít.Tự nói lại một đoạn của cái talk nào đó như TED talk chẳng hạn. Nhờ ai tìm và sửa những âm không chuẩn cho bạn.

Theo vietphd

5 mẹo để cải thiện giọng Mỹ - Tiếng Anh thương mại Mỹ

1) Ghi lại giọng nói của bạn

Truy cập youtube và chọn một bài phát biểu hoặc đoạn phim / TV được nói bằng giọng Mỹ. Sau đó cố gắng lặp lại các câu tương tự và ghi lại giọng nói của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên về sự hữu ích của mẹo này.

2) Nói chậm hơn

Rất nhiều người không nói tiếng mẹ đẻ nói tiếng Anh quá nhanh - Tôi biết tôi đã từng làm như vậy. Chậm lại. So sánh tốc độ của bạn với người bản ngữ. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn thực sự nói nhanh hơn họ.

3) Phát âm

Phát âm từ rõ ràng và to. Chúng tôi (chúng tôi không phải là người bản ngữ) vô thức hạ thấp giọng nói vì sâu thẳm chúng tôi không cảm thấy tự tin về tiếng Anh của mình. Điều này thực sự ảnh hưởng xấu đến bài phát biểu của chúng tôi. Hãy ngẩng cao đầu và phát âm :).

4) Phát âm đúng

Phát âm từ chính xác. Chúng ta (một lần nữa không phải người bản ngữ) nghĩ rằng chúng ta biết cách phát âm chính xác của tất cả các từ. Nhưng, chúng ta hiếm khi học cách nhấn mạnh các giáo trình đúng. Chúng tôi cũng không tạo ra các nguyên âm và phụ âm chính xác trong một số trường hợp.

5) Nhịp điệu Mỹ

Tiếng Anh là một ngôn ngữ nhịp điệu. Nói cách khác, nó có âm nhạc riêng của nó. Nói cách khác, một số từ / giáo trình phải được phát âm to hơn, rõ ràng và dài hơn những từ khác. Chúng tôi (một lần nữa không phải là người bản ngữ) có xu hướng loại bỏ hiệu trưởng này. Do đó, bài phát biểu của chúng tôi nghe rất đơn điệu đối với người nói tiếng Anh bản ngữ.

Kenton County Tiếng Anh dành cho người lớn là ngôn ngữ thứ hai


7 cuốn sách tốt



Một số sách hay đáng đọc
  1. Chiến tranh tiền tệ - SONG HONGBING (bản chất tiền tệ và vai trò của tiền tệ)
  2. Thế sự - Một góc nhìn - Nguyễn Sỹ Dũng) (góc nhìn và cách diễn đạt khúc triết và dễ hiểu về các vấn đề của cuộc sống ở VN của tác giả.);
  3. Khuyến học - Fukuzawa Yukichi (cuốn sách nêu cao tinh thần tự cường của quốc dân đã làm nên một nước Nhật phát triển vượt bậc. Cuốn này rất có ích cho mỗi chúng ta);
  4. Alain nói về hạnh phúc - Émile Chartlier (Hạnh phúc là ý chĩ chứ không phải cảm xúc. Hãy vui vẻ và bày tỏ niềm vui và hạnh phúc trong bạn); Quyển này nằm trong bộ Tủ sách cánh cửa mở rộng của NXB Tuổi trẻ.
  5. Suy nghĩ và làm giàu - Napoleon Hill (Giàu có ư, nó phải đến từ chính bạn bằng khát vọng và bàn tay của bạn);
  6. Steve Jobs – Những bí quyết đổi mới và sáng tạo - Carmine Gallo (Hãy làm những gì bạn yêu thích);
  7. Đắc nhân tâm  - Dale Carnegie (Cuốn sách kinh điển nói về đạo nhân tâm);

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Bớt lướt Facebook, 16 thói quen hàng ngày sau sẽ giúp bạn thông minh hơn

23 thói quen hàng ngày sẽ giúp bạn thông minh hơn

Food for thought. Mấy gợi ý về thay đổi thói quen  của Maggie Zhang để cho bạn sáng suốt, thông minh hơn. Tôi muốn bổ sung thêm 3 thói quen nữa là dậy sớm, thiền tập thể dục. Có link gốc tiếng Anh ở đây.


Ba luật của cuộc đời

Ba trong số các luật của cuộc đời. Đọc xong thì thấy rằng luật nhân quả trong triết học là ý chính của ba luật này.


  • Không đi tìm thì sẽ không thấy.
  • Không hỏi thì sẽ không có câu trả lời.
  • Không đi thì sẽ không đến.


Bạn dùng smartphone cho chức năng gì nhiều nhất

Bạn dùng smartphone cho chức năng gì nhiều nhất

Tại sao gọi là điện thoại thông minh

Điện thoại thông minh khác với điện thoại - không - thông - minh như thế nào? Tất nhiên rồi, với một chiếc điện thoại trước iPhone (khoảng năm 2007) thì ngoài chức năng nghe, gọinhắn tin thì có thể truy cập internet qua GPRS chụp ảnh với độ phân giải 1M pixel.

Với các điện thoại sau iPhone (smartphone) thì tốc độ intenet vượt trội hàng nghìn lần, màn hình rộng gấp đôi, chụp ảnh nét gấp tám lần, bộ nhớ tăng hàng trăm lần,.. và có thêm nhiều các cảm biến.

Tóm lại với điện thoại thông minh, bạn có thể đọc báo,  xem thời tiết, được dẫn đường qua bản đồ, chia sẻ ảnh, e-mail và soạn thảo tài liệu online rất dễ dàng. Thậm chí bạn có thể đo nhịp tim. Giới hạn của điện thoại thông minh là giới hạn của ...trí tưởng tượng của con người.

Bảng sau đây so sánh điện thoại trước và sau iPhone ra đời.



Nexus 5

Nokia 6670


2013
2004
Màn hình
4.95 inch  - 16 triệu màu
2.1 inch – 65 nghìn màu
Máy ảnh
8MP
1MP
Internet
500Mbps
114Kbps
Ổ lưu trữ
32GB
64MB
Bộ nhớ (RAM)
2GB
8MB
CPU
Bốn nhân 2.3 GHz
Một nhân 123 MHz
Cảm biến
Từ kế
Cảm biến tiệm cận
Gia tốc
Cảm biến ánh sáng môi trường Xung quanh
Con quay hồi chuyển
Áp suất khí quyển (Barometer)
Định vị toàn cầu GPS
Không


Theo gsmarena 

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Bẫy thu nhập trung bình và sự sáng tạo

Image result for productivity
Bẫy thu nhập trung bình và sự sáng tạo













Làm chủ công nghệ và quản lý, sản xuất được hàng hóa chất lượng cao là câu trả lời cho người đi tìm sự phát triển vượt bậc của Việt Nam. Chìa khó ở đây là phát huy sức sáng tạo của mỗi người dân Việt Nam. Sáng tạo dựa trên cơ sở các thành tựu, tinh hoa của nhân loại đang có.


Nguồn saigontimes

Abenomic

Vấn đề suy thoái kinh tế của Nhật Bản cũng khác giống với vấn đề mà Châu Âu đang phải đối mặt về phát triển kinh tế. Và Châu Âu đang chờ xem Nhật Bản sẽ xoay xở ra sao.


Abenomic 1.0

Nhìn vào phiên bản này thì thấy rằng ông Abe khá là ôm đồm. Trong phiên bản 2.0 thì thấy rõ là các mục tiêu cụ thể hơn.

Mũi tên thứ nhất là “ngân sách”. Ông Abe, chủ trương nhà nước sẽ chi ra hàng trăm tỷ yen và còn có thể nhiều hơn nữa, nhằm khuyến khích các hoạt động bằng các kế hoạch quy mô hỗ trợ nền kinh tế, khác hẳn với chính sách “thắt lưng buộc bụng” của EU.

Mũi tên thứ hai là “tiền tệ”. Theo đó, BOJ tiến hành cải tổ chính sách tiền tệ để đạt mục tiêu lạm phát ở mức 2% trong vòng hai năm, thông qua kỹ thuật được gọi là “giảm nhẹ chất lượng và số lượng”. Bơm tiền mặt vào thị trường nhằm bôi trơn tín dụng, giảm chi phí cho vay kích thích đầu tư của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.

Mũi tên thứ ba là “cải cách”. Việc cải tổ cơ cấu được tiến hành nhằm chuyển đổi sâu sắc hệ thống kinh tế và khơi dậy “tiềm năng tăng trưởng” của Nhật Bản. Hướng tới việc giảm thuế cho doanh nghiệp, tự do hóa thị trường điện, hiện đại hóa nông nghiệp, gia tăng việc làm, nhất là lao động nữ.

Abenomic 2.0

Xem trong phiên bản Abenomic 2.0 thì chủ yếu tập trung vào tăng dân số và anh sinh xã hội. Vấn đề lớn mà Nhật đang phải đối mặt đúng như là Lý Quang Diệu đã nói là vấn đề tỷ lệ sinh của Nhật thấp như trong bài trước.

Một là, mục tiêu tăng trưởng GDP 600 nghìn tỷ yen (5.000 tỷ USD) so với con số GDP 490.000 tỷ yen của Nhật Bản trong năm tài khóa 2014 là một mục tiêu đầy tham vọng.

Hai là, tăng cường các biện pháp hỗ trợ nuôi và sinh con. Mục tiêu này được giải thích là do tình trạng lão hoá và dân số giảm, ông Abe cam kết hỗ trợ tài chính cho các gia đình và đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ sinh lên mức bình quân từ 1,4 lến 1,8 trẻ/bà mẹ. Đồng thời cam kết duy trì dân số luôn ở mức 100 triệu dân từ nay đến năm 2065.

Ba là, cải thiện an sinh xã hội. Trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ xây dựng thêm nhiều nhà dưỡng lão để giảm bớt gánh nặng cho lao động trẻ, giúp họ yên tâm làm việc, giảm được hàng chục ngàn lao động của con cái phải ở nhà chăm sóc cho cha mẹ già.

Tham khảo:
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/hanh-trinh-suy-thoai-kinh-te-nhat-ban-3125797.html
http://plth.vn/9404/print-article.html
http://macromarketmusings.blogspot.in/2015/12/upgrading-to-abenomics-20.html

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

Quản trị bản thân – Peter F. Drucker





Tóm tắt Quản trị bản thân

Đây là bản dịch từ Managing Oneself của bác Peter F. Drucker do Phạm Phước – một học viên của lớp IPL1 biên dịch. Quả thực, đây là một bài viết rất hay về chủ đề Quản trị bản thân (hay có thể hiểu nôm na, nó là một phần của Quản trị cuộc đời).

Thời đại chúng ta đang sống mang đến cho con người những cơ hội chưa từng có: nếu có đủ tham vọng và khôn khéo, mỗi người có thể vươn tới đỉnh cao trong nghề nghiệp mà mình lựa chọn, bất kể điểm xuất phát điểm là như thế nào.

Nhưng cơ hội thì luôn đi đôi với trách nhiệm. Ngày nay, các công ty không còn quản lý sự nghiệp của các nhân viên mình nữa. Thay vào đó, để gia tăng tính hiệu quả, mỗi người lao động trí thức phải trở thành vị giám đốc điều hành cho chính bản thân mình. Bạn hoàn toàn có thể tự ra quyết định về nơi làm việc, biết được thời điểm thay đổi con đường đi của mình, và tạo dựng cho mình sự gắn bó và khả năng làm việc có năng suất cao trong suốt quãng thời gian làm việc có thể kéo dài đến 50 năm. Để thực hành tốt những điều này, bạn phải có một sự hiểu biết sâu sắc về chính bản thân mình, không chỉ là những hiểu biết về điểm mạnh, điểm yếu của bạn mà còn là cách thức học tập, cách làm việc với người khác, giá trị của bản thân, và các lĩnh vực mà bạn có thể đóng góp được nhiều nhất. Bởi vì chỉ khi làm việc dựa trên các điểm mạnh của mình bạn mới có thể đạt được kết quả xuất sắc thực sự.

Các bậc vĩ nhân trong lịch sử như Napoléon, Leonardo de Vinci, hay Mozart đều luôn luôn quản trị bản thân họ. Trong một chừng mực nào đó, điều này đã giúp họ trở thành những vĩ nhân. Nhưng họ chỉ là những ngoại lệ rất hiếm hoi. Tài năng và thiên khiếu của họ vượt ra khỏi giới hạn của những con người bình thường. Hầu hết tất cả chúng ta, cho dù chỉ là những con người với những khả năng rất khiêm tốn, đều phải học cách quản trị bản thân. Chúng ta phải học cách để phát triển bản thân. Chúng ta đặt mình vào những vị trí mà chúng ta có thể đóng góp được nhiều nhất. Chúng ta phải luôn tỉnh táo và cam kết với bản thân trong suốt 50 năm làm việc. Điều này có nghĩa là phải biết được khi nào và làm thế nào chúng ta thay đổi việc mình làm.

Điểm mạnh của tôi là gì?

Hầu hết mọi người nghĩ rằng họ biết được thế mạnh của mình. Thường thì họ đã sai. Thay vào đó, phần đông mọi người thường biết được những điều mà không phải là thế mạnh của họ. Nhưng con người chỉ có thể hoạt động dựa trên điểm mạnh của mình. Người ta không thể làm tốt công việc dựa trên các điểm yếu của mình được chứ chưa nói đến chuyện để cho ai đó làm những việc mà họ không thể làm.

Ngày xưa, con người ít có nhu cầu biết được các điểm mạnh của mình. Kể từ khi được sinh ra, mỗi người được đặt vào một vị trí nhất định và làm một công việc nhất định: con trai của một người nông dân thì cũng trở thành một người nông dân, con gái một người thợ thủ công rồi cũng trở thành một phụ nữ làm nghề thủ công,… Nhưng ngày nay con người đã có nhiều lựa chọn. Chúng ta cần phải biết được những điểm mạnh của mình để biết được nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình.

Để khám phá các điểm mạnh của mình, bạn chỉ có cách áp dụng kĩ thuật phân tích phản hồi(feedback analysis). Những lúc bạn đưa ra những quyết định quan trọng hay làm những việc quan trọng, hãy ghi ra những điều mà bạn kì vọng sẽ xảy ra. Sau 9 hoặc 12 tháng, bạn so sánh các kết quả thực sự đạt được với những điều mà bạn kì vọng. Tôi đã thực hành phương pháp này được khoảng 15 đến 20 năm, và mỗi lần thực hành tôi đều nhận được các kết quả rất bất ngờ. Có lần tôi đã rất bất ngờ khi áp dụng phương pháp này và phát hiện ra mình có trực giác đối với những người làm công việc kĩ thuật, cho dù họ là các kĩ sư hay nhân viên kế toán hay người nghiên cứu thị trường. Nó cũng chỉ cho tôi biết rằng tôi không thực sự cộng hưởng được với những người có kiến thức tổng quát.

Kĩ thuật phân tích phản hồi cũng không phải là điều gì mới mẻ. Nó được phát minh vào khoảng thế kỉ 14 bởi một nhà thần học người Đức không biết tên. 150 năm sau đó nó được phát triển một cách độc lập bởi John Calvin và Loyola (được phong Thánh). Cả hai người đều áp dụng phương pháp này cho những người đi theo họ. Thực tế, chính nhờ sự tập trung cao độ vào hoạt động và kết quả theo phương pháp này đã giải thích được lí do tại sao hai tổ chức mà hai người này thành lập, nhà thờ Calvinist và dòng tu Jesuit, đã thống trị cả châu Âu trong vòng 30 năm.

Nếu thực hành kiên trì, phương pháp đơn giản này sẽ cho bạn thấy các điểm mạnh của bạn trong một thời gian tương đối ngắn, thông thường khoảng từ 2 đến 3 năm. Và điểm mạnh chính là điều quan trọng nhất mà bạn phải nắm từ phương pháp này. Từ những gì bạn làm được hoặc không làm được, phương pháp này sẽ cho bạn thấy tất cả các lợi ích từ điểm mạnh của bạn. Nó cũng sẽ chỉ cho bạn biết những công việc cụ thể mà bạn không có năng lực. Và sau cùng, nó sẽ chỉ cho bạn biết những công việc mà bạn không có điểm mạnh nào cả và bạn không thể hoàn thành được.

Sau khi thực hành kĩ thuật phân tích phản hồi, bạn sẽ có được một số gợi ý để hành động. Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, bạn cần phải tập trung vào điểm mạnh của mình. Hãy đặt mình vào những chỗ mà bạn có thể phát huy điểm mạnh để tạo ra kết quả tốt.

Thứ hai, bạn cần phải làm việc để phát triển điểm mạnh của mình. Phân tích sẽ nhanh chóng cho bạn biết những chỗ bạn cần phát triển thêm các kĩ năng hoặc học hỏi thêm những kĩ năng mới. Nó cũng sẽ chỉ ra lỗ hổng trong kiến thức của bạn, và những lỗ hổng này thông thường có thể lấp đầy lại được. Các nhà toán học thì cần phải có năng khiếu bẩm sinh, nhưng ai cũng có thể học được môn lượng giác.

Thứ ba, bạn cần khám phá những chỗ mà sự tự hào về kiến thức đang che lấp sự thiếu hiểu biết của bạn, và tìm cách vượt qua điều này. Có rất nhiều người, đặc biệt đối với những người có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực nào đó, thường xem thường kiến thức trong các lĩnh vực khác, hoặc họ tin rằng sự thông minh nhanh trí có thể thay thế được cho kiến thức. Ví dụ, các kĩ sư hạng nhất thường có xu hướng tự hào về việc chẳng biết điều gì về người khác. Họ tin rằng con người nói chung quá lộn xộn để có thể có được tư duy tốt của một người kĩ sư. Trái lại, các chuyên gia về nhân sự thường tự hào về việc chẳng biết gì đối với các kiến thức sơ đẳng về kế toán hay các phương pháp định lượng khác.  Nhưng tự hào về những sự thiếu hiểu biết như vậy chỉ là cách tự phòng vệ.  Để đạt được các kĩ năng và kiến thức cần thiết cho công việc, bạn cần phải nhận thức đầy đủ về các điểm mạnh của mình.

Điều chỉnh các thói quen xấu cũng là điều quan trọng không kém. Các thói quen xấu là những điều bạn làm hoặc không làm kiềm hãm tính hiệu quả và hoạt động của bạn. Những thói quen như thế sẽ nhanh chóng được lộ ra trong phần phản hồi. Ví dụ, một kế hoạch hoàn hảo có thể thất bại bởi vì người lập kế hoạch không bám sát theo kế hoạch. Cũng giống như những người thông minh khác, người này tin rằng các ý tưởng có thể dịch chuyển được các ngọn núi. Nhưng những chiếc xe ủi mới có thể di chuyển các ngọn núi, các ý tưởng chỉ chỉ ra được nơi các xe ủi nên hoạt động. Người lập kế hoạch này cần phải biết rằng công việc sẽ chưa kết thúc một khi kế hoạch chưa được thực hiện xong. Anh ta phải tìm kiếm người thực hiện kế hoạch và giải thích kế hoạch cho họ. Anh ta phải điều chỉnh và thay đổi kế hoạch khi đưa nó vào thực tiễn. Và sau cùng, anh ta phải quyết định thời điểm không thúc đẩy kế hoạch nữa.

Phản hồi cũng cho thấy vấn điều thiếu hành vi ứng xử hợp lý. Hành vi ứng xử là chất bôi trơn cho một tổ chức. Có một quy luật tự nhiên là hai vật thể chuyển động khi va chạm vào nhau thì sẽ sinh ra ma sát. Cũng giống như các vật vô tri vô giác, điều này cũng đúng với con người. Hành vi ứng xử, đơn giản như nói những từ “xin vui lòng”, “cảm ơn”, nhớ tên người khác hoặc hỏi han về gia đình người khác, giúp cho hai con người làm việc được với nhau cho dù họ có thích nhau hay không. Những người thông minh nhanh trí, đặc biệt là những người trẻ tuổi, thường không hiểu được điều này. Nếu phân tích chỉ ra rằng công việc chính của một người thất bại hết lần này đến lần khác mỗi khi họ được yêu cầu hợp tác với người khác thì có lẽ nó ám chỉ một thiếu sót trong quy tắc xã giao hay chính là cách cư xử của người này.

So sánh kì vọng của bạn với kết quả thực sự cũng hàm chỉ những điều không nên làm. Có rất nhiều lĩnh vực mà chúng ta chẳng có tí tài năng hoặc kĩ năng nào, và do đó có rất ít cơ hội để tiến bộ, dù chỉ tới mức tầm thường. Trong các lĩnh vực đó, một người, đặc biệt là một người lao động trí thức, không nên làm việc và nhận nhiệm vụ. Người ta càng cố gắng giảm thiểu các nỗ lực tập trung vào các lĩnh vực mình kém năng lực càng tốt. Phát triển từ chỗ không có năng lực trở thành bình thường thì tốn công sức hơn nhiều so với việc phát triển từ mức hoạt động tốt lên xuất sắc. Thế vậy mà vẫn có rất nhiều người, đặc biệt là hầu hết các giáo viên và các tổ chức, tập trung vào việc biến những người không có năng lực thành những người bình thường. Thay vào đó, công sức, nguồn lực và thời gian nên được dành cho việc biến những con người có năng lực thành những con người xuất sắc.

Tôi hành động bằng cách nào?

Thật ngạc nhiên khi có rất ít người biết được cách thức họ làm việc. Thực vậy, hầu hết chúng ta thậm chí còn không biết được là những con người khác nhau thì thực hiện công việc theo những cách khác nhau. Có rất nhiều người làm việc theo những cách không phải là của họ, và điều này hầu như chắc chắn dẫn tới việc họ chẳng làm được gì cả. Đối với những người lao động trí thức, câu hỏi Tôi làm việc bằng cách nào? thậm chí còn quan trọng hơn câu hỏi Điểm mạnh của tôi là gì?

Cũng giống như điểm mạnh, cách làm việc của những người khác nhau là khác nhau. Điều này thuộc về vấn đề tính cách cá nhân. Cho dù tính cách được hình thành một cách tự nhiên hay là do nuôi dưỡng đi chăng nữa thì có thể chắc chắn một điều rằng tính cách được hình thành rất lâu trước khi người ta đi làm. Và cách một người làm việc là một điều đã có, cũng giống như các thế mạnh và yếu của mỗi người là một điều đã có. Cách làm việc của một con người chỉ có thể thay đổi tí chút chứ không thể thay đổi hoàn toàn được, và điều này cũng không phải dễ dàng gì. Cũng giống như việc người ta chỉ đạt được kết quả bằng cách làm những việc người ta giỏi, họ cũng chỉ đạt được kết quả bằng cách mà họ thực hiện tốt nhất. Thông thường, một số ít nét tính cách sẽ quyết định cách một người làm việc.

Tôi là một người đọc (reader) hay một người lắng nghe (listener)? Điều đầu tiên cần phải biết là bạn là một người đọc hay một người lắng nghe. Rất ít người biết được có hai loại người: người đọc hay là người lắng nghe, và rất ít người thuộc cả hai. Số người biết được họ thuộc loại nào trong hai loại trên thậm chí còn hiếm hơn. Một số thí dụ sau đây sẽ chỉ ra được mức độ tai hại của việc không nhận thức được hai loại này.

Khi còn là Tư lệnh tối cao của lực lượng đồng minh ở châu Âu, Dwight Eisenhower trở thành một người được giới báo chí yêu thích. Các buổi họp báo của ông có phong cách nổi tiếng. Eisenhower luôn tỏ ra làm chủ hoàn toàn bất kì câu hỏi nào được đặt ra, và ông có khả năng mô tả tình hình và giải thích chính sách gói gọn trong chỉ hai hoặc ba câu sử dụng ngôn từ bóng bẩy và lịch lãm. Mười năm sau đó, chính những nhà báo đã từng ngưỡng mộ Eisenhower đã trở nên coi thường ông. Họ phàn nàn rằng ông không bao giờ tập trung vào câu hỏi mà chỉ nói huyên thuyên không ngừng về những chuyện chẳng liên quan. Họ không ngừng nhạo báng rằng ông đã làm hỏng tiếng Anh bằng các câu trả lời không mạch lạc và sai chính tả.

Rõ ràng là Eisenhower không biết rằng ông là một người đọc chứ không phải là một người lắng nghe. Khi còn là Tư lệnh tối cao tại châu Âu, cấp dưới của Eisenhower luôn đảm bảo rằng mọi câu hỏi từ giới báo chí phải được đưa ra ở dạng văn bản ít nhất là nửa tiếng trước khi cuộc họp báo bắt đầu. Và do đó Eisenhower đã làm chủ hoàn toàn. Khi trở thành tổng thống, ông đã kế vị hai người tiền nhiệm thuộc loại lắng nghe là Franklin D. Roosevelt và Harry Truman. Cả hai người này đều biết họ là những người lắng nghe nên cảm thấy rất thoải mái với các cuộc họp báo mở. Eisenhower có lẽ đã nghĩ rằng ông phải làm những gì mà hai người tiền nhiệm của mình đã làm. Kết cục là ông không bao giờ lắng nghe được các câu hỏi của giới báo chí. Và Eisenhower không phải là một trường hợp quá hiếm hoi về một người không biết lắng nghe.

Một vài năm sau đó, Lydon Johnson hầu như đã tự phá hủy cương vị tổng thống của mình chỉ vì không biết rằng mình là một người lắng nghe. Người tiền nhiệm của ông, John Kennedy, là một người đọc. Kennedy đã tập hợp quanh mình nhiều thư kí và trợ lý để đảm bảo rằng ông nhận được thông tin dưới dạng các memo trước khi thảo luận vấn đề với mọi người. Johnson đã giữ lại những người này, và họ vẫn tiếp tục viết. Và rõ ràng ông đã không thể hiểu nổi được chữ nào của họ. Tuy nhiên, khi còn là một thượng nghị sĩ, Johnson đã rất xuất sắc trong vai trò của một người nghe, phẩm chất mà đa số các nghị sĩ quốc hội Mỹ cần phải có.

Có ít người lắng nghe được chuyển hoặc tự chuyển thành những người đọc có năng lực, và ngược lại. Người lắng nghe nếu cố gắng trở thành một người đọc sẽ chịu chung số phận với Lyndon Johnson, và ngược lại một người đọc cố gắng trở thành người lắng nghe sẽ chịu chung số phận với Dwight Eisenhower. Họ sẽ không thực hiện hay đạt được cái gì cả.

Tôi học bằng cách nào? Điều thứ hai cần phải biết về cách làm việc là biết về cách học. Có nhiều người viết giỏi, như Winston Churchill, học hành rất kém. Họ chỉ nhớ đến thời kì đi học như những màn tra tấn. Tuy vậy, có ít bạn học của họ có cùng cách nghĩ như vậy. Họ có thể đã không vui vẻ khi đi học lắm, nhưng điều tồi tệ hơn họ phải chịu đựng chính là sự chán chường. Theo nguyên tắc, lời giải thích cho chuyện này chính là vì những người viết không học bằng cách lắng nghe hay đọc. Họ học bằng cách viết. Bởi vì trường học không cho phép họ học theo cách này nên thứ bậc của họ rất kém.

Trường học ở khắp mọi nơi được tổ chức dựa trên giả định là chỉ có một cách đúng đắn để học và chỉ có một cách được áp dụng cho tất cả mọi người. Thật là chán nản nếu một học sinh với một cách học khác biệt bị ép phải học theo cách dạy của nhà trường. Thực vậy, có cả nửa tá cách khác nhau để người ta học.

Có những người, giống như Churchill, học bằng cách viết. Nhiều người học bằng cách ghi chú. Ví dụ, Beethoven đã  để lại một số lượng rất lớn các bản thảo, nhưng ông cho biết ông chưa bao giờ thực sự nhìn vào chúng khi ông soạn nhạc. Khi được hỏi tại sao ông lại giữ các bản thảo, người ta kể lại ông đã trả lời rằng: “Nếu tôi không viết xuống ngay lập tức, tôi sẽ quên nó ngay. Nhưng nếu tôi viết vào một cuốn sổ nháp, tôi sẽ không bao giờ quên nó và không bao giờ nhìn nó lại một lần nữa.” Nhiều người học bằng cách làm. Nhiều người khác học bằng cách nghe chính mình nói.

Tôi biết một giám đốc điều hành đã phát triển một công ty gia đình nhỏ và bình thường thành công ty dẫn đầu trong ngành kinh doanh và ông ta là một người học bằng cách nói. Ông ta có thói quen mỗi tuần một lần gọi toàn bộ nhân viên cấp cao vào trong phòng của mình và nghe ông ta nói từ 2 đến 3 tiếng. Ông ta đưa ra các vấn đề chính sách và tranh luận với ba vị trí ở mỗi vấn đề. Ông ta hiếm khi yêu cầu các cộng sự của mình đưa ra lời bình luận hay câu hỏi, ông ta chỉ đơn giản cần khán giả để nghe ông ta nói. Đó là cách học của ông ta. Và mặc dù ông ta là một trường hợp tương đối hiếm, học hỏi bằng cách nói không phải là một phương pháp bất thường. Các luật sư tranh tụng thành công và các thầy thuốc chẩn đoán bệnh cũng học bằng cách này (và tôi cũng vậy).

Trong số những điều quan trọng cần biết về bản thân, hiểu được cách học là điều dễ dàng nhất. Khi tôi hỏi mọi người “bạn học bằng cách nào?”, hầu hết đều biết câu trả lời. Nhưng khi tôi hỏi “Bạn có hành động dựa trên những kiến thức này không?”, thì có ít người trả lời là có. Thực ra, hành động dựa trên kiến thức mới là điều quan trọng trong thực hiện, hay đúng hơn là, không hành động dựa trên kiến thức sẽ bị quy cho là không thực hiện.

Tôi là một người đọc hay một người lắng nghe? Và tôi học bằng cách nào? là những câu hỏi đầu tiên cần phải đặt ra. Nhưng điều này không có nghĩa là chỉ đặt ra những câu hỏi này. Để quản trị bản thân một cách hiệu quả, bạn cũng cần phải hỏi Tôi có làm việc tốt với mọi người hay không, hay tôi chỉ là một người cô độc? Và nếu bạn làm việc tốt với mọi người thì bạn phải hỏi là trong mối quan hệ nào?

Một số người làm tốt ở vị trí cấp dưới. Tướng George Patton, anh hùng quân đội vĩ đại của nước Mỹ trong Thế chiến II, là một ví dụ điển hình. Patton là một Tư lệnh quân đội hàng đầu của nước Mỹ. Tuy nhiên khi ông được đề nghị giao quyền chỉ huy độc lập, tướng George Marshall (người đứng đầu phụ trách nhân sự cho quân đội Mỹ và có lẽ là người tuyển chọn nhân sự thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ) nói rằng: “Patton là trợ lý tốt nhất mà quân đội Mỹ từng có, nhưng ông ta sẽ là một Tư lệnh dở nhất”.

Một số người làm việc tốt nhất khi là thành viên trong một đội nhóm. Một số người khác làm việc tốt nhất khi được một mình. Một số người đặc biệt có tài năng trong vai trò huấn luyện viên hay người hướng dẫn, một số người khác thì không có năng lực hướng dẫn người khác.

Một câu hỏi quyết định khác nữa là Tôi tạo ra kết quả trong vai trò một người đưa ra quyết định hay là một người tư vấn? Có rất nhiều người thực hiện tốt công việc của một nhà tư vấn nhưng không thể đảm đương được gánh nặng và áp lực của việc đưa ra quyết định. Ngược lại, cũng có nhiều người cần một nhà tư vấn để buộc bản thân phải suy nghĩ, từ đó họ có thể đưa ra các quyết định và hành động dựa trên quyết định với tốc độ, sự tự  tin, và lòng can đảm.

Và đây cũng là lý do người số hai trong một tổ chức thường thất bại khi được đề bạt lên vị trí số một. Vị trí cao cần có những người đưa ra quyết định. Những người có khả năng đưa ra quyết định mạnh mẽ thường đưa những người mà họ tin tưởng vào vị trí số hai để làm những nhà tư vấn. Và các nhà tư vấn hoạt động xuất sắc trong vị trí này. Nhưng những người này lại thất bại trong vị trí của người số một. Họ biết được các quyết định nên như thế nào nhưng lại không thể nhận trách nhiệm về việc tự mình thực sự đưa ra quyết định.

Những câu hỏi quan trọng khác cần phải đặt ra bao gồm Tôi có thể thực hiện tốt khi chịu áp lực hay không, hay tôi có cần một môi trường có tính tổ chức cao và có thể dự đoán trước được hay không? Tôi làm việc tốt nhất trong một tổ chức lớn hay một tổ chức nhỏ? Có ít người có thể làm việc tốt trong tất cả các loại môi trường khác nhau. Tôi hay gặp những người rất thành công trong những tổ chức lớn nhưng lại tỏ ra lao đao khi phải chuyển qua những tổ chức nhỏ hơn và ngược lại.

Kết luận được rút ra là: đừng cố gắng để thay đổi bản thân bạn, bạn sẽ không thành công đâu. Thay vào đó hãy làm việc thật chăm chỉ để phát triển cách bạn làm việc. Và cố gắng đừng nhận những việc bạn không thể thực hiện hoặc thực hiện rất kém.

Giá trị của tôi là gì?

Để có thể quản trị bản thân, bạn phải hỏi Giá trị của tôi là gì? Đây không phải là một câu hỏi thuộc về vấn đề đạo đức. Các quy tắc trong đạo đức giống nhau cho tất cả mọi người, và thử nghiệm đạo đức cũng đơn giản. Tôi gọi đó là “thử nghiệm phản chiếu”.

Trong những năm đầu của thế kỉ trước (thế kỉ XX), nhà ngoại giao được tôn trọng nhiều nhất trong tất cả các nước lớn chính là ngài đại sứ Đức tại London. Rõ ràng ông được sinh ra để dành cho những điều vĩ đại – ít nhất là trở thành Bộ trưởng bộ ngoại giao, nếu như chưa nói đến chức Thủ tướng.  Tuy vậy, năm 1906 ông đột ngột từ chức chứ không chịu làm chủ tọa một buổi ăn tối được chuẩn bị bởi lực lượng ngoại giao cho vua Edward VII. Vị vua này khét tiếng là một người lăng nhăng với phụ nữ và đã nói rõ ra ý đồ muốn buổi tối được tổ chức theo ý vua. Người ta kể lại rằng ngài đại sứ đã nói: “Tôi từ chối nhìn một gã ma cô trong gương vào buổi sáng khi tôi cạo râu”.

Đó chính là thử nghiệm phản chiếu. Đạo đức đòi hỏi bạn phải tự hỏi chính mình Tôi muốn nhìn tôi là loại người nào trong gương vào buổi sáng? Những điều được cho là hành vi có đạo đức ở một loại tổ chức hay tình huống thì cũng là hành vi có đạo đức ở loại tổ chức hay tình huống khác. Nhưng đạo đức cũng chỉ là một phần của hệ thống giá trị, đặc biệt đối với hệ thống giá trị của một tổ chức.

Một người làm việc trong một tổ chức có hệ thống giá trị không thể chấp nhận được hoặc không phù hợp với hệ thống giá trị của người này sẽ dẫn đến sự thất vọng và hoạt động không có kết quả.

Hãy xem xét kinh nghiệm của một chuyên viên nhân sự rất thành công làm việc tại một công ty bị mua lại bởi một tổ chức khác lớn hơn. Sau vụ mua lại, cô này được đề bạt làm những việc cô làm tốt nhất, bao gồm cả việc tuyển chọn con người vào những vị trí quan trọng. Chuyên viên này hoàn toàn tin rằng một công ty chỉ nên tuyển người vào những vị trí như vậy từ bên ngoài nếu trong nội bộ công ty không thể tìm được người thích hợp. Nhưng công ty mới của cô lại tin rằng đầu tiên cần nên tìm người ở ngoài công ty để có thể mang lại làn gió mới cho công ty. Có nhiều điều cần phải bàn đến cho cả hai phương pháp, nhưng theo kinh nghiệm của tôi tốt hơn hết nên áp dụng cả hai. Cô này và công ty đã cơ bản không phù hợp với nhau về giá trị (chứ không phải về chính sách). Họ bày tỏ những quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tổ chức và con người; quan điểm khác nhau về trách nhiệm của một tổ chức đối với con người của tổ chức và sự phát triển của họ; và quan điểm khác nhau về những đóng góp quan trọng nhất của cá nhân cho doanh nghiệp. Sau vài năm thất vọng, cuối cùng cô cũng rời khỏi công ty với một mức tổn thất đáng kể. Những giá trị của cô và những giá trị của tổ chức chỉ đơn giản là không phù hợp với nhau.

Tương tự như vậy, một công ty dược phẩm cố gắng để đạt được kết quả có thể bằng cách thực hiện các cải tiến nhỏ và liên tục hoặc bằng cách tạo ra một số ít các bước ngoặt với chi phí và rủi ro cao. Việc áp dụng phương pháp nào cơ bản không phải là một câu hỏi về kinh tế. Kết quả của cả hai chiến lược có thể rất giống nhau. Xét về bản chất, có sự xung đột giữa hệ thống giá trị coi sự đóng góp của công ty là giúp các bác sỹ thực hiện tốt hơn phần việc của mình và hệ thống giá trị hướng đến các khám phá khoa học.

Một doanh nghiệp nên hoạt động vì các kết quả ngắn hạn hay tập trung vào các mục tiêu dài hạn cũng là vấn đề giá trị. Các nhà phân tích tài chính tin rằng các doanh nghiệp có thể hoạt động phục vụ cho đồng thời cả hai mục tiêu. Những doanh nhân thành công hiểu biết về điều này tốt hơn. Để chắc chắn, mỗi công ty tạo ra được kết quả trong ngắn hạn. Nhưng trong mối xung đột giữa kết quả trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn, mỗi công ty cần phải xác định thứ tự ưu tiên cho riêng mình. Điều này căn bản không phải là sự bất đồng về kinh tế học. Nó căn bản là một xung đột giá trị liên quan đến chức năng của một doanh nghiệp và trách nhiệm của ban quản trị.

Các xung đột giá trị không chỉ giới hạn trong các tổ chức kinh doanh. Một trong những nhà thờ miền quê tăng trưởng nhanh nhất nước Mỹ đánh giá thành công dựa vào số lượng giáo dân mới. Lãnh đạo nhà thờ này tin rằng số lượng người mới tham gia và giáo đoàn mới là điều quan trọng. Thiên Chúa sẽ chăm lo nhu cầu về tâm linh hay ít ra một phần vừa đủ nhu cầu tâm linh của họ. Một nhà thờ phúc âm miền quê khác lại tin rằng điều quan trọng phải là sự phát triển tâm linh. Nhà thờ này không tính những người đi nhà thờ nhưng không tham gia đời sống tâm linh.

Một lần nữa, đây không phải là vấn đề của các con số. Nếu chỉ nhìn sơ qua, dường như nhà thờ thứ hai tăng trưởng chậm hơn. Nhưng thực sự nó lại giữ chân được phần lớn hơn những người mới đến so với nhà thờ thứ nhất. Điều này có nghĩa là sự tăng trưởng của nó vững chắc hơn. Đây cũng không phải là vấn đề thứ yếu hay lý thuyết. Đây là vấn đề giá trị. Trong một lần tranh luận công khai, một mục sư cho rằng “Nếu đầu tiên bạn không đến nhà thờ thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy cánh cổng đi vào vương quốc của Thiên đường”.

Nhưng một mục sư khác lại không cho là như vậy, ông này nói “Cho đến khi bạn chưa nhìn thấy cánh cổng của Thiên đường thì bạn chưa thuộc về nhà thờ”.

Cũng giống như con người, các tổ chức cũng có giá trị. Để làm việc hiệu quả trong một tổ chức, giá trị của mỗi người phải phù hợp với giá trị của tổ chức. Không nhất thiết hai giá trị này phải hoàn toàn giống nhau nhưng chúng phải đủ gần gũi để có thể cùng tồn tại. Nếu không, người ta sẽ không những cảm thấy thất vọng mà còn chẳng tạo ra được kết quả gì cho tổ chức.

Các điểm mạnh của một người và cách người đó thực hiện hiếm khi mâu thuẫn với nhau, hai điều này là bổ sung cho nhau. Nhưng đôi lúc cũng có mâu thuẫn giữa giá trị và điểm mạnh của một người. Những gì một người làm tốt, thậm chí là rất tốt và thành công, có thể không phù hợp với hệ thống giá trị của người đó. Trong trường hợp này, công việc dường như không đáng để người này cống hiến cả đời (hay là một phần lớn của cuộc đời).

Cho phép tôi được kể một chút về cá nhân tôi. Cách đây nhiều năm, tôi phải quyết định lựa chọn giữa giá trị của mình và những việc tôi làm thành công. Tôi làm rất tốt trong vai trò của một nhân viên ngân hàng phụ trách đầu tư ở Luân Đôn vào giữa những năm 1930. Công việc này rất thích hợp với các điểm mạnh của tôi. Tuy nhiên, tôi lại thấy mình không có khả năng cống hiến ở vị trí giám đốc quản lý tài sản. Tôi nhận ra rằng, con người mới chính là điều mà tôi đánh giá cao, và tôi thấy thật là vô nghĩa để trở thành người giàu có nhất ở giữa nghĩa địa. Tôi đã không có tiền và không có triển vọng cho công việc. Mặc cho suy thoái kinh tế liên tục xảy ra, tôi đã xin nghỉ việc, và đó là một điều đúng đắn mà tôi đã làm. Nói theo cách khác, giá trị là và nên là thử nghiệm cao nhất.

Tôi thuộc về lĩnh vực nào?


Có rất ít người sớm biết được họ thuộc về lĩnh vực nào. Các nhà toán học, nhạc sĩ, hay đầu bếp thường biết mình là nhà toán học, nhạc sĩ, đầu bếp khi họ mới chỉ 4 hay 5 tuổi. Các bác sỹ thường quyết định nghề nghiệp ở độ tuổi từ 10 đến 20, nếu không muốn nói là có thể sớm hơn. Nhưng hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là những người có năng khiếu cao, thường không biết họ thực sự thuộc về lĩnh vực nào cho đến khi họ vượt qua độ tuổi 25. Vào thời điểm đó, họ nên biết được câu trả lời cho ba câu hỏi sau: Điểm mạnh của tôi là gì? Tôi thực hiện bằng cách nào? và Giá trị của tôi là gì? Và sau đó họ nên và có thể quyết định họ thuộc về lĩnh vực nào.

Hay đúng hơn, họ nên quyết định xem họ không thuộc về những lĩnh vực nào. Một người khi đã biết rằng mình không thể làm tốt trong một tổ chức lớn thì nên học cách từ chối những vị trí trong tổ chức lớn. Một người khi đã biết mình không phải là người ra quyết định thì nên học cách từ chối một nhiệm vụ cần đến việc ra quyết định. Một người như tướng Patton thì nên học cách để từ chối vị trí tư lệnh độc lập (có lẽ Patton cũng không tự nhận biết được điều này).

Quan trọng không kém, biết được câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp một người ứng xử được với một cơ hội, một lời đề nghị, hay một nhiệm vụ: “Vâng, tôi sẽ làm điều đó. Nhưng đây mới là cách mà tôi làm. Đây mới là cách mà nó nên được tổ chức. Đây mới là cách mà các mối quan hệ nên là. Đây mới là những kiểu kết quả mà anh nên kì vọng từ bản thân tôi trong khung thời gian như thế này, bởi vì điều này chính là tôi.”

Những sự nghiệp thành công không bao giờ được lên kế hoạch trước. Chúng được phát triển khi con người chuẩn bị cho cơ hội bởi vì họ biết được điểm mạnh, phương pháp làm việc và giá trị của mình. Việc biết được lĩnh vực mà một người thuộc về có thể giúp người này chuyển từ một con người bình thường (làm việc chăm chỉ và có năng lực nhưng vẫn bình thường) thành một con người nổi bật.

Tôi nên đóng góp những gì?

Trong quá khứ, đại đa số mọi người đều không đặt ra câu hỏi Tôi nên đóng góp những gì? Họ được chỉ bảo cần phải đóng góp những gì. Nhiệm vụ có thể được giao bởi chính bản thân công việc như đối với trường hợp người nông dân hay thợ thủ công, hay có thể được giao bởi những ông chủ hay bà chủ, như trong trường hợp của người giúp việc trong nhà. Cho tới những năm gần đây, hầu như ai cũng biết rằng hầu hết những người cấp dưới đều làm theo những gì họ được chỉ bảo. Ngay cả vào những năm 1950 và 1960, những người lao động trí thức mới (có thể gọi là những con người của tổ chức) vẫn còn nhờ vào bộ phận nhân sự trong công ty họ để đưa ra kế hoạch cho sự nghiệp của mình.


Nhưng đến cuối những năm 1960, không ai còn muốn được chỉ bảo những gì cần phải làm. Những người đàn ông và phụ nữ trẻ tuổi bắt đầu đặt câu hỏi Tôi  muốn làm gì? Và những gì họ nghe thấy được chính là: phương thức đóng góp chính là hãy làm những công việc của chính bạn. Nhưng giải pháp này cũng sai lầm giống như sai lầm của những người lao động trí thức mới. Có những người tin rằng mỗi người làm công việc của chính mình sẽ đưa đến kết quả đóng góp, tự hoàn thành công việc và thành công. Trong số những người này, có rất ít người đạt được thậm chí một trong ba điều đó.

Nhưng điều này cũng không có nghĩa là nên quay lại với cách làm cũ là làm theo những lời chỉ bảo hay những công việc được giao. Những người lao động trí thức nói riêng cần phải học cách đặt ra một câu hỏi mà trước đây chưa từng được đặt ra: Những đóng góp của tôi nên là gì? Để trả lời câu hỏi này, họ phải xem xét ba yếu tố riêng biệt: Vị trí của mình yêu cầu những gì? Với những điểm mạnh của mình, cách thực hiện của mình, và giá trị của mình, làm thế nào để tôi có thể đóng góp nhiều nhất cho những công việc cần phải làm? Và sau cùng, những kết quả nào cần phải đạt được để tạo ra sự khác biệt?

Hãy xem xét kinh nghiệm của một nhà quản trị bệnh viện vừa mới được bổ nhiệm. Đây là một bệnh viện lớn và uy tín, nhưng danh tiếng của nó đang xuống cấp dần trong 30 năm qua. Nhà quản trị mới đã quyết định rằng ông nên đóng góp thiết lập một tiêu chuẩn dịch vụ hoàn hảo trong một khu vực quan trọng trong vòng một năm. Ông đã chọn tập trung vào phòng cấp cứu. Đây là một phòng lớn, dễ nhìn và còn khá lộn xộn. Ông đưa ra quyết định rằng mỗi khi có bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu thì trong vòng 60 giây phải có một y tá đủ trình độ đến chăm sóc. Trong vòng 12 tháng, phòng cấp cứu của bệnh viện này trở thành hình mẫu cho tất cả các bệnh viện trên nước Mỹ. Và sau 2 năm nữa, toàn bộ các bộ phận của bệnh viện đã được thay đổi.

Cũng như những điều rút ra được từ ví dụ trên, một kế hoạch nếu có tầm nhìn quá xa thì sẽ trở thành không thể. Một kế hoạch thường không thể vừa bao quát hơn 18 tháng mà vừa rõ ràng vừa cụ thể. Vì vậy, câu hỏi đặt ra trong đa số các trường hợp là Làm thế nào và ở đâu tôi có thể đạt được kết quả tạo ra sự khác biệt trong vòng một năm rưỡi tới? Câu trả lời là sự kết hợp của nhiều thứ. Đầu tiên, các kết quả đề ra nếu muốn đạt được cần phải có nhiều nỗ lực, hay các kết quả nên được “nới thêm ra”, theo cách nói thông thường. Nhưng kết quả cũng cần phải nằm trong tầm với. Vươn tới những kết quả không thể đạt được, hoặc có thể đạt được nhưng trong những hoàn cảnh khó xảy ra, không phải là thể hiện sự tham vọng, điều này chỉ thể hiện sự ngu ngốc. Thứ hai, các kết quả cần phải có ý nghĩa. Chúng nên tạo ra được một điều khác biệt. Cuối cùng, kết quả nên nhìn thấy được, và nếu có thể, nên đo lường được. Từ những điều này có thể đưa ra những quy tắc hành động: làm cái gì, xuất phát ở đâu và như thế nào, mục tiêu và giới hạn thời gian là gì.

Trách nhiệm đối với các mối quan hệ


Có rất ít người có thể tự làm việc và tự đạt được kết quả. Những người này bao gồm nhiều nghệ sỹ lớn, nhiều nhà khoa học lớn, và nhiều vận động viên lớn. Hầu hết mọi người làm việc với người khác và trở nên hiệu quả khi làm việc với người khác. Điều này đúng cho cả trường hợp họ là thành viên trong một tổ chức hay được thuê làm việc một cách độc lập. Quản trị bản thân đòi hỏi trách nhiệm đối với các mối quan hệ. Điều này có hai phần.

Phần thứ nhất là phải chấp nhận sự thật rằng cũng giống như bạn, mỗi con người là một cá nhân khác nhau. Họ luôn duy trì cư xử theo cách của họ. Điều này có nghĩa là họ cũng có những điểm mạnh riêng của họ, có cách làm việc riêng của họ, có những giá trị của riêng mình. Do đó, để làm việc hiệu quả, bạn cần phải biết được điểm mạnh, cách làm việc, và giá trị của đồng nghiệp của bạn.

Điều này xem ra có vẻ đơn giản, nhưng có ít người chú ý tới điều này. Một cách điển hình, nếu một người được huấn luận để viết báo cáo trong nhiệm vụ đầu tiên của mình thì bởi vì sếp của người này chính là một người đọc. Ngay cả nếu người sếp tiếp theo của người này là một người nghe mà người này vẫn tiếp tục viết báo cáo như trước thì kết cục sẽ không tạo ra được kết quả gì. Người sếp mới này sẽ nghĩ ngay là nhân viên này không có kiến thức, không có năng lực, lười biếng, và sớm muộn gì cũng sẽ thất bại. Nhưng điều này có thể tránh được nếu người nhân viên chịu quan sát sếp mới của mình và phân tích cách thực hiện của người này.

Người sếp không phải là một chức danh trong sơ đồ của một tổ chức và cũng không phải là một “chức năng”. Họ là những cá nhân và được phép làm việc theo cách mà họ làm tốt nhất. Phận sự của những người làm việc với họ là phải quan sát họ, tìm hiểu cách họ làm việc, và tự điều chỉnh để làm cho những người sếp có hiệu quả cao nhất. Thực sự, đây chính là bí mật của việc “quản lý” sếp của mình.

Điều này vẫn đúng khi áp dụng với tất cả đồng nghiệp của bạn. Mỗi người làm việc theo cách của họ chứ không phải cách của bạn. Và mỗi người được phép làm việc theo những cách của riêng họ. Điều quan trọng là họ thực hiện bằng cách nào và giá trị của họ là gì. Hầu như mỗi người đều có một cách thực hiện khác nhau. Điều bí mật đầu tiên của tính hiệu quả chính là hiểu được những người mà bạn làm việc chung hay phụ thuộc vào để từ đó có thể khai thác được những điểm mạnh của họ, cách họ làm việc, và giá trị của họ. Các mối quan hệ công việc dựa trên bản thân con người cũng nhiều như dựa trên chính bản thân công việc.

Phần thứ hai của trách nhiệm đối với các mối quan hệ chính là phải có trách nhiệm giao tiếp. Bất cứ khi nào tôi, hay bất cứ một nhà tư vấn nào khác, bắt đầu làm việc với một tổ chức, điều đầu tiên tôi nghe thấy là tất cả những mâu thuẫn tính cách cá nhân. Hầu hết những điều này phát sinh từ thực tế rằng người ta không biết những người khác đang làm gì và cách những người này làm việc, hoặc những đóng góp nào mà những người khác tập trung vào và họ kì vọng những kết quả nào. Và họ không biết những điều này bởi vì họ đã không hỏi, và do đó không nhận được câu trả lời.

Không nắm những thông tin cần thiết phản ánh sự ngớ ngẩn của con người hơn là phản ánh lịch sử con người. Mãi đến gần đây, người ta cảm thấy không cần thiết phải nói những điều này với người khác. Trong các thành phố thời trung cổ, mọi người trong một quận đều làm công việc buôn bán giống nhau. Ở các miền quê, trong cùng một thung lũng mọi người canh tác cùng một vụ mùa ngay sau khi lớp băng tuyết tan ở mặt đất tan ra hết. Ngay cả khi có vài người làm một mình những việc không giống với những người khác lắm thì họ cũng không kể cho người khác nghe họ đang làm gì.

Ngày nay đại đa số mọi người làm việc với những người khác, những người có những phận sự và trách nhiệm khác nhau. Một vị phó giám đốc marketing có thể  có thể xuất phát từ bán hàng và biết tất cả mọi thứ về bán hàng, nhưng cô ấy lại không biết điều gì về những điều mà cô ấy chưa bao giờ làm như định giá, quảng cáo, đóng gói, và những thứ như thế. Vì vậy, những người làm những phần này phải chắc chắn rằng vị phó giám đốc marketing của họ hiểu những gì họ đang cố gắng làm, tại sao họ lại cố gắng làm những điều đó, họ làm những điều đó bằng cách nào, và những kết quả được kì vọng là gì.

Nếu vị phó giám đốc marketing không hiểu những gì những chuyên viên với kiến thức sâu sắc này đang làm, căn bản đó là lỗi của họ, chứ không phải lỗi của cô ấy. Họ đã không chỉ cho cô ấy công việc của họ. Ngược lại, vị phó giám đốc marketing phải có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả những cộng sự của cô hiểu được cách cô nhìn nhận về marketing: các mục tiêu của cô là gì, cô làm việc như thế nào, cô kì vọng gì ở bản thân mình và ở từng người làm việc với cô.

Ngay cả những người nhận thức được tầm quan trọng của việc chịu trách nhiệm về các mối quan hệ thường không giao tiếp đầy đủ với những cộng sự của mình. Họ sợ mọi người sẽ nghĩ họ quá tự tin, tò mò hay ngu ngốc. Họ đã sai. Bất cứ khi nào một người đến chỗ làm việc của cộng sự của mình và nói rằng “Đây là những thế mạnh  của tôi. Đây là cách tôi làm việc. Đây là những giá trị của tôi. Đây là những đóng góp mà tôi lên kế hoạch tập trung vào, và đây là những kết quả mà tôi được kì vọng sẽ đạt được”, câu trả lời sẽ luôn như thế này “Đây là điều hữu ích nhất. Nhưng tại sao anh lại không nói điều đó sớm hơn nhỉ?”.

Và một người sẽ nhận được cùng một cách phản ứng (không có ngoại lệ nào cả theo kinh nghiệm của tôi) nếu người này tiếp tục hỏi “Và tôi cần phải làm gì để biết những điểm mạnh của anh, cách anh làm việc, giá trị của anh, và những đóng góp được đề xuất?”. Thực tế, người lao động tri thức nên đặt câu hỏi này với tất cả những người họ làm việc với, bao gồm cả những người cấp dưới, cấp trên, bạn đồng nghiệp, hay là một người trong nhóm làm việc. Một lần nữa, mỗi khi bạn đặt ra câu hỏi này, phản ứng sẽ luôn luôn là “Cảm ơn vì đã hỏi tôi. Nhưng tại sao anh không hỏi tôi sớm hơn nhỉ?”.

Các tổ chức ngày nay không còn được xây dựng dựa trên quyền lực hay sự tin tưởng nữa. Tồn tại sự tin tưởng giữa mọi người không nhất thiết có nghĩa là họ thích nhau. Điều đó chỉ có nghĩa là họ hiểu nhau. Vì vậy, chịu trách nhiệm về các mối quan hệ là một điều rất cần thiết. Nó là một trách nhiệm. Cho dù ta là thành viên của một tổ chức, hay là một nhà tư vấn của tổ chức, một nhà cung cấp, hay là một nhà phân phối, ta cần phải chịu trách nhiệm đối với các cộng sự của mình: những người mà ta phụ thuộc vào công việc của họ cũng như họ phụ thuộc vào công việc của ta.

Nửa kia của cuộc đời

Khi công việc đối với nhiều người chỉ có nghĩa là lao động chân tay thì không cần thiết phải lo lắng về nửa kia của cuộc đời. Đơn giản bạn chỉ cần tiếp tục làm những việc bạn đã luôn làm. Và nếu bạn có đủ may mắn để tồn tại sau 40 năm làm việc chăm chỉ trong nhà máy hoặc đường sắt, bạn sẽ thấy hạnh phúc dành nửa đời còn lại không làm gì cả. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết công việc đều là công việc đòi hỏi trí thức, và người lao động trí thức không “kết thúc” sau 40 năm làm việc, họ chỉ cảm thấy chán mà thôi.

Chúng ta đã nghe nhiều các câu chuyện về sự khủng hoảng ở giữa cuộc đời của các nhà quản trị. Hầu hết chúng đều là sự nhàm chán. Ở độ tuổi 45, hầu hết các nhà quản trị đều đã lên tới đỉnh cao trong sự nghiệp kinh doanh của mình, và họ biết điều đó. Sau 20 năm làm cùng một loại công việc, họ trở nên rất giỏi trong công việc của mình. Nhưng bây giờ thì họ không học hỏi được gì, hay đóng góp, hay nhận được thử thách và sự thỏa mãn từ công việc. Và họ vẫn đối mặt với 20 hay 25 năm làm việc nữa. Đó là lý do tại sao quản trị bản thân ngày càng hướng ta đến vệc bắt đầu một sự nghiệp thứ hai.


Có ba cách để phát triển một sự nghiệp thứ hai. Cách thứ nhất đơn giản là bắt đầu một sự nghiệp khác. Thông thường thì việc này đơn giản chỉ là chuyển từ kiểu tổ chức này sang kiểu tổ chức khác. Chẳng hạn, một nhân viên kiểm soát bộ phận trong một tổ chức lớn trở thành nhân viên kiểm soát trong một bệnh viện cỡ vừa. Nhưng càng ngày càng có nhiều người chuyển sang các công việc hoàn toàn mới: ví dụ, có những nhà quản trị kinh doanh hay nhân viên chính phủ tham gia vào các bộ ở tuổi 45, hay có những giám đốc cấp trung rời khỏi công ty sau 20 năm làm việc để nộp đơn vào học ở một trường luật và trở thành luật sư ở một thị trấn nhỏ.

Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều người chuyển qua sự nghiệp thứ hai bởi vì họ chỉ thành công khiêm tốn trong công việc đầu tiên. Những người này đã được trang bị đầy đủ các kĩ năng và họ đã biết cách làm việc. Họ cần một cộng đồng (ngôi nhà sẽ trở nên trống rỗng nếu bọn trẻ đi hết ra ngoài) và họ cũng cần có thu nhập. Nhưng quan trọng hơn cả, họ cần có thách thức.

Cách thứ hai để chuẩn bị cho nửa sau của cuộc đời là phát triển song song một sự nghiệp khác. Có nhiều người đã rất thành công trong sự nghiệp thứ nhất của mình vẫn tiếp tục làm những việc mình đã làm, có thể là toàn thời gian, bán thời gian hay đóng vai trò tư vấn. Nhưng thêm vào đó, họ tạo thêm một sự nghiệp thứ hai, thông thường là trong một tổ chức phi lợi nhuận. Công việc này có thể chiếm thêm 10 tiếng làm việc mỗi tuần. Chẳng hạn, họ có thể tham gia vào công việc quản  trị của nhà thờ, hoặc lãnh đạo hội đồng Hướng đạo sinh dành cho nữ ở địa phương. Họ có thể tạo ra chỗ nương náu cho phụ nữ bị ngược đãi, làm thủ thư trong một thư viện công cộng dành cho trẻ em, hay tham gia vào hội đồng của một trường học,…

Và sau cùng, đó là các doanh nhân hoạt động xã hội. Thông thường đây là những người đã rất thành công trong sự nghiệp thứ nhất của mình. Họ yêu công việc của mình, nhưng không còn cảm thấy thử thách với công việc đó. Trong đa số các trường hợp, họ vẫn làm những gì họ đã làm nhưng với thời gian ngày càng ít đi. Họ cũng khởi động những hoạt động mới, thông thường là những hoạt động phi lợi nhuận. Một người bạn của tôi là Bob Buford là một ví dụ. Anh ấy đã xây dựng được một công ty truyền hình rất thành công và bây giờ vẫn còn điều hành nó. Nhưng anh cũng đã thành lập và xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận thành công khác. Tổ chức này làm việc với các nhà thờ đạo tin lành. Và anh ấy cũng xây dựng một tổ chức khác nhằm giảng dạy cho các doanh nhân hoạt động xã hội cách quản lý các tổ chức phi lợi nhuận của họ trong khi vẫn điều hành những hoạt động kinh doanh đầu tiên của họ.

Chỉ có thiểu số người quản lý nửa sau của cuộc đời. Đa số mọi người “nghỉ hưu trong lúc đang làm việc” và đếm từng năm cho đến khi họ thực sự được nghỉ hưu. Nhưng thiểu số những người nhìn nhận thời gian làm việc trong đời dài hơn như là một cơ hội cho chính họ và cho xã hội sẽ trở thành những nhà lãnh đạo và những hình mẫu.

Có một điều kiện tiên quyết trong việc quản trị nửa thứ hai của cuộc đời bạn: bạn phải bắt đầu rất sớm trước khi bạn tham gia. Cách đây 30 năm, thời gian làm việc trong đời được gia tăng rất nhanh. Rất nhiều người quan sát (trong đó có cả tôi) tin rằng những người nghỉ hưu sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức phi lợi nhuận với vai trò những tình nguyện viên. Nhưng điều này đã không xảy ra. Nếu một người không trở thành tình nguyện viên trước khoảng 40 tuổi thì người đó cũng sẽ không trở thành tình nguyện viên khi vượt qua tuổi 60.

Tương tự như vậy, tất cả các doanh nhân hoạt động xã hội mà tôi biết đều bắt đầu làm việc trong tổ chức thứ hai của mình rất sớm trước khi họ vươn tới được đỉnh cao trong công việc kinh doanh đầu tiên. Hãy xem xét trường hợp của một luật sư thành công. Ông này là luật sư tư vấn của một tập đoàn lớn. Gần đây ông cũng đã thành lập nhiều trường học kiểu mẫu trong bang của ông. Trước đây, ông bắt đầu làm công tác tình nguyện về luật cho các trường học khi mới chỉ khoảng 35 tuổi. Lúc 40 tuổi thì ông được bầu vào Ban giám hiệu. Đến lúc 50 tuổi, khi đã kiếm được cả một gia tài, ông khởi động công ty của chính ông nhằm xây dựng và điều hành những trường học kiểu mẫu. Tuy nhiên, ông vẫn làm việc hầu như là toàn thời gian trong vai trò lãnh đạo tư vấn tại công ty mà ông đã làm kể từ lúc còn là một luật sư trẻ tuổi.

Có một lý do khác để phát triển một mối quan tâm lớn thứ hai và phát triển nó sớm. Chẳng ai có thể kì vọng rằng mình sẽ sống rất lâu mà không phải trải qua những đợt thoái trào nghiêm trọng trong cuộc sống cũng như trong công việc. Có những kĩ sư có năng lực nhưng không được thăng tiến ở tuổi 45. Có những giáo sư đại học có năng lực nhưng nhận ra rằng ở độ tuổi 42 mình không thể trở thành giáo sư của một truờng đại học lớn, ngay cả khi người này hoàn toàn có đủ năng lực. Có những bi kịch cho đời sống gia đình: sự tan rã của một cuộc hôn nhân hay sự mất mát của một đứa trẻ. Trong những trường hợp như vậy, một mối quan tâm thứ hai (không đơn giản là một sở thích) sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn. Chẳng hạn, người kĩ sư bây giờ đã nhận ra rằng mình không thành công lắm trong công việc. Nhưng trong các hoạt động bên ngoài, một thủ quỹ cho nhà thờ chẳng hạn, anh ta lại là một người thành công. Một gia đình có thể tan vỡ, nhưng thông qua các hoạt động bên ngoài, vẫn còn đó cả một cộng đồng.

Trong một xã hội mà thành công trở thành một điều vô cũng quan trọng, việc có các lựa chọn khác nhau càng ngày càng trở nên thiết yếu. Trong lịch sử, không có cái gì được gọi là “thành công” cả. Hầu hết tất cả mọi người không mong cầu điều gì ngoại trừ “ở đúng vào vị trí của mình”, như lời nguyện cầu của một người Anh già nua. Sự lưu chuyển duy nhất là sự lưu chuyển đi xuống.

Tuy nhiên, trong xã hội tri thức, chúng ta mong muốn mỗi người ai cũng thành công. Nhưng rõ ràng điều này là không thể. Đối với rất nhiều người, tốt nhất là không nên có thất bại. Nhưng bất cứ chỗ nào có thành công thì chỗ đó cũng phải có thất bại. Do đó, các cá nhân và gia đình của các cá nhân này nữa cần thiết phải có một lĩnh vực mà họ có thể cống hiến, tạo ra sự khác biệt, và để được trở thành một ai đó. Điều đó có nghĩa là phải tìm kiếm một lĩnh vực thứ hai (tạo dựng một sự nghiệp thứ hai, một sự nghiệp song song, hay trở thành một doanh nhân hoạt động xã hội) để có cơ hội được trở thành lãnh đạo, được tôn trọng và được thành công.

Những thử thách của quản trị bản thân khá rõ ràng, nếu như không muốn nói là sơ đẳng. Và câu trả lời đã trở nên quá rõ ràng, không thể giả bộ ngây thơ không biết được. Nhưng quản trị bản thân cần đến những điều mới mẻ và chưa từng xảy ra từ cá nhân, và đặc biệt từ người lao động tri thức. Trên thực tế, quản trị bản thân đòi hỏi mỗi người lao động trí thức phải suy nghĩ và cư xử như một giám đốc điều hành. Thêm nữa, sự chuyển đổi từ những người lao động chân tay làm những gì họ được chỉ bảo sang những người lao động trí thức tự quản trị bản thân mình thách thức một cách sâu sắc trong cấu trúc của xã hội. Trong tiềm thức của mỗi xã hội, cho dù là trong xã hội đề cao cá nhân nhiều nhất, có hai điều dường như là hiển nhiên: các tổ chức sống lâu hơn người lao động và hầu hết mọi người đều ở trong một vị trí cố định.

Nhưng điều ngược lại mới đúng trong xã hội ngày nay. Những người lao động trí thức sống lâu hơn các tổ chức, và họ sống rất lưu động. Do đó, nhu cầu quản trị cá nhân đang tạo nên một cuộc cách mạng trong đời sống con người.


Peter F. Drucker & Người dịch: Phạm Phước – IPL1